3 nhóm hàng nhập khẩu “chục tỷ đô”

3 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; vải các loại.

 

Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, kỳ 2 tháng 10 (16-31/10), kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 16,5 tỷ USD tăng 28,5% (tương ứng tăng 3,66 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 10/2023.

Các nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,02 tỷ USD (tăng 27,7%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 447 triệu USD (tương ứng tăng 28,8%); dầu thô tăng 278 triệu USD (tương ứng tăng 94,5%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 154 triệu USD (tương ứng tăng 34,1%); hóa chất tăng 135 triệu USD (tương ứng tăng 50,3%)...

Tính chung hết tháng 10, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 266,87 tỷ USD, giảm 12,2% (tương ứng giảm 37,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, hết tháng 10 có 3 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.

Dẫn đầu vẫn là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 71,3 tỷ USD tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đứng thứ hai là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 33,92 tỷ USD giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhóm hàng có kim ngạch “chục tỷ đô” thứ ba là vải các loại với kim ngạch 10,71 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với 115,93 tỷ USD, riêng 3 nhóm hàng chủ lực chiếm hơn 43,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trong 10 tháng qua.

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của các nhóm hàng trên đến từ châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Ngoài ra, hết tháng 10 còn hàng chục nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên như: chất dẻo nguyên liệu; sản phẩm từ chất dẻo; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày…

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Một số lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Italia
Một số lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Italia

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi đã giúp hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi cũng như khả năng cạnh tranh và chen chân vào chuỗi cung ứng của Liên minh châu Âu; trong đó, có Italia.

Công nghệ tái chế và vật liệu mới và vấn đề bao bì khi xuất khẩu sang EU
Công nghệ tái chế và vật liệu mới và vấn đề bao bì khi xuất khẩu sang EU

Điều này không chỉ tác động đến ngành nhựa mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến ngành đóng gói bao bì và logistics chiều về (logistics ngược), do nhiều sản phẩm sau khi sử dụng sẽ phải thu gom lại bao bì đóng gói để phục vụ tái chế. 

Sắp khai trương tuyến vận chuyển hàng container nội địa tại cảng Chân Mây
Sắp khai trương tuyến vận chuyển hàng container nội địa tại cảng Chân Mây

Tuyến vận chuyển hàng container nội địa tại cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) sẽ chính thức khai trương đưa vào khai thác từ đầu tháng 12/2022.


Đã thêm vào giỏ hàng