Quy định mới về ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 29/2023/TT-BYT hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.

Quy định mới về ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm
Theo Thông tư, thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam phải ghi các thành phần dinh dưỡng sau: (*)
1- Năng lượng (kcal);
2- Chất đạm (g);
3- Carbohydrat (g);
4- Chất béo (g);
5- Natri (mg).
 

Riêng nước giải khát, sữa chế biến cho thêm đường và thực phẩm cho thêm đường khác phải ghi thêm đường tổng số.

Thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán: Phải ghi thêm chất béo bão hòa.

Thực phẩm không chứa/có chứa thành phần dinh dưỡng đã nêu trên nhưng giá trị dinh dưỡng của thành phần đó nhỏ hơn giá trị quy định tại Phụ lục I Thông tư này thì không bắt buộc ghi thành phần dinh dưỡng đó trên nhãn thực phẩm.

Cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng

Thông tư nêu rõ, thông tin về giá trị năng lượng được tính bằng ki-lô-ca-lo (kcal); thông tin về hàm lượng chất đạm, carbohydrat, chất béo, chất béo bão hòa, đường tổng số được tính bằng gam (g); thông tin về hàm lượng natri được tính bằng miligam (mg). Thông tin các thành phần dinh dưỡng được biểu thị trong 100g hoặc 100ml thực phẩm hoặc trong một khẩu phần ăn đã được xác định hàm lượng trên nhãn hoặc theo mỗi phần đóng gói khi số phần trong bao gói đó được công bố.

Tổ chức, cá nhân có thể biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu đối với các thành phần dinh dưỡng theo (*). Trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu thì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Giá trị dinh dưỡng của các thành phần dinh dưỡng (*) phải được thể hiện bằng số, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, thông tin về giá trị dinh dưỡng theo quy định trên nhãn thực phẩm; thể hiện ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định và tuân thủ nguyên tắc.

Giá trị khoảng dung sai của các thành phần dinh dưỡng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

Bộ Y tế yêu cầu việc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm phải bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, pháp luật về an toàn thực phẩm có liên quan. Bảo đảm chính xác, không gây ra cách hiểu sai lệch, nhầm lẫn về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm. Thông tin thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải dễ nhận biết, dễ hiểu và không tẩy xóa được.

Lộ trình thực hiện việc ghi nhãn được quy định như sau:

  1. Chậm nhất đến 31/12/2025, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm để lưu thông tại Việt Nam phải thực hiện ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.
  2. Từ 01/01/2026, tổ chức, cá nhân không được sản xuất, in ấn, nhập khẩu và sử dụng nhãn không đúng quy định tại Thông tư này.
  3. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2024.

Tin tức liên quan

Vận tải hàng không của Trung Quốc tiếp tục phục hồi
Vận tải hàng không của Trung Quốc tiếp tục phục hồi

Theo Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, vận tải hàng không dân dụng của Trung Quốc đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 4/2023, tổng doanh thu vận tải của ngành là 9,31 tỷ tấn.km, tăng 214,5% so với cùng kỳ năm 2022 và phục hồi lên 88,6% so với mức được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019, trước khi bùng phát COVID-19.

Chuyên gia nói về việc tái sử dụng container rỗng
Chuyên gia nói về việc tái sử dụng container rỗng

Việc tái sử dụng container rỗng như một trong những giải pháp hữu hiệu cho thị trường logistics, trong bối cảnh thiếu container rỗng hiện nay.

Xuất khẩu sắt thép sang Brazil tăng 11 lần
Xuất khẩu sắt thép sang Brazil tăng 11 lần

Brazil là đối tác thương mại hàng đầu vủa Việt Nam ở khu vực Nam Mỹ với kim ngạch thương mại song phương đạt hàng tỷ USD/năm.


Đã thêm vào giỏ hàng