7 địa phương vào nhóm xuất khẩu “chục tỷ đô”

Hết tháng 7, cả nước có 7 tỉnh, thành phố đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên, theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan.

So với cùng kỳ 2021, số địa phương đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên tăng 1 địa phương.

Tỉnh vừa đạt được quy mô kim ngạch này là Bắc Giang với kim ngạch đạt 11,5 tỷ USD, tăng tới 60% (tương đương hơn 4,4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái.

Được biết, những tháng đầu năm ngoái, Bắc Giang là điểm nóng về dịch Covid-19 của cả nước nên hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu chịu tác động lớn. Những tháng đầu năm nay khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa bàn có sự phục hồi đáng ghi nhận. Theo Cục Thống kê Bắc Giang, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của địa phương này tăng trưởng tới 53,36%.

Trong 6 địa phương còn lại, TPHCM tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với 28,66 tỷ USD, tăng 7,54%.

Tiếp theo là, Bắc Ninh với 25 tỷ USD, tăng 11,87%; Bình Dương 21,1 tỷ USD, tăng 3,5%; Thái Nguyên đạt 19,37 tỷ USD, tăng 23,53%; Đồng Nai xấp xỉ 15 tỷ USD, tăng 9,77%; Hải Phòng đạt 13,4 tỷ USD, tăng 7%.

7 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 217,34 tỷ USD, tăng 16,6%, tương ứng tăng 30,92 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Với 134,03 tỷ USD, riêng 7 địa phương chủ lực chiếm tới 61,67% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nguồn: Hải Quan Online


Tin tức liên quan

Ngân hàng thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) hợp tác phát triển hạ tầng cảng biển toàn cầu
Ngân hàng thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) hợp tác phát triển hạ tầng cảng biển toàn cầu

Trong một báo cáo được công bố gần đây Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) đã trình bày một kế hoạch hành động chung để cải thiện cơ sở hạ tầng cảng toàn cầu nhằm phục vụ tốt hơn cho các công ty vận tải biển và các bên liên quan khác.

EU ra quy định mới về dệt may, da giày: Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì
EU ra quy định mới về dệt may, da giày: Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì

Liên minh châu Âu đang hướng đến mục tiêu loại bỏ văn hóa “tiêu thụ và vứt bỏ”, loại bỏ các sản phẩm có “vòng đời ngắn”, và nền kinh tế “tạo rác”. Những quy định này sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu dệt may, da giày Việt Nam sang thị trường này.  

Công nghệ tái chế và vật liệu mới và vấn đề bao bì khi xuất khẩu sang EU
Công nghệ tái chế và vật liệu mới và vấn đề bao bì khi xuất khẩu sang EU

Điều này không chỉ tác động đến ngành nhựa mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến ngành đóng gói bao bì và logistics chiều về (logistics ngược), do nhiều sản phẩm sau khi sử dụng sẽ phải thu gom lại bao bì đóng gói để phục vụ tái chế. 


Đã thêm vào giỏ hàng