8 tháng, xuất khẩu rau quả vượt cả năm 2022

Mới hết tháng 8, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 3,55 tỷ USD vượt cả năm 2022.

Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 8, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 464,47 triệu USD, tăng 14,8% so với tháng trước.

Kết quả đạt được trong tháng 8 giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 8 tháng đầu năm đạt 3,55 tỷ USD, tăng 61,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, mới qua 8 tháng nhưng kim ngạch nhóm hàng này đã vượt cả năm 2022 (năm ngoái đạt 3,36 tỷ USD).

Trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, rau quả được xem là ngành hàng có sự tăng trưởng ấn tượng nhất.

Nếu duy trì được quy mô kim ngạch bình quân gần 444 triệu USD/tháng như 8 tháng đầu năm, cả năm 2023, xuất khẩu rau quả sẽ đạt con số kỷ lục hơn 5 tỷ USD (ước tính khoảng 5,3 tỷ USD).

Điều này hoàn toàn khả thi khi mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm rau quả là sầu riêng vẫn đang có nhiều dư địa. Ngoài ra, dịp cuối năm cũng vào vụ thu hoạch của nhiều nhóm hàng trái cây chủ lực, điển hình như mặt hàng dưa hấu, thanh long…

Về thị trường, Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất của nhóm hàng rau quả. Trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 266,25 triệu USD và tính chung 8 tháng đạt 2,26 tỷ USD.

Như vậy, 8 tháng đầu năm, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 63,66% kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.

Ngoài ra, các thị trường xuất khẩu lớn đáng chú ý khác của nhóm hàng rau quả là: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Nguồn: Hải Quan Online


Tin tức liên quan

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm mạnh
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm mạnh

Vẫn duy trì vị thế thị trường lớn nhất của Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm mạnh trong những tháng đầu năm.

Chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến Châu Âu đã tăng hơn sáu lần trong một năm
Chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến Châu Âu đã tăng hơn sáu lần trong một năm

Chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến châu Âu đã tăng hơn sáu lần trong vòng một năm, đạt mức cao kỷ lục do: tình trạng thiếu container rỗng vì đại dịch COVID-19 và xung đột địa chính trị đang làm gián đoạn thương mại toàn cầu, đẩy chi phí nhiên liệu lên cao

Bối cảnh mới đặt các nhà giao nhận vào cuộc đua kiểu mới
Bối cảnh mới đặt các nhà giao nhận vào cuộc đua kiểu mới

Lạm phát làm ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng trên toàn cầu. Mua sắm trực tuyến vẫn tiếp tục xu hướng tăng trưởng của mình, mặc dù phần lớn người tiêu dùng đã quay trở lại nhịp sống bình thường sau dịch bệnh và các kênh phân phối ngoại tuyến tích cực thực hiện các chương trình khuyến mãi.


Đã thêm vào giỏ hàng