Ấn Độ dự kiến xây dựng 100 ga, cảng hàng hóa trong 3 năm tới để phát triển vận tải đa phương thức

Để phát triển logistics đa phương thức, việc nâng cấp các tuyến đường sắt, đường bộ kết nối với các cảng biển, cảng sông và cửa khẩu là hết sức cần thiết. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ, Nirmala Sitharaman, mới đây tuyên bố Ấn Độ sẽ phát triển 100 ga, cảng hàng hóa (cargo terminal) cho các cơ sở logistics đa phương thức trong ba năm tới, đồng thời sẽ có khoảng 400 chuyến tàu tốc hành mới được đưa vào hoạt động trong thời gian 3 năm để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hành khách và hàng hóa.

Để phát triển logistics đa phương thức, việc nâng cấp các tuyến đường sắt, đường bộ kết nối với các cảng biển, cảng sông và cửa khẩu là hết sức cần thiết. Ngoài ra hệ thống ga, cảng nội địa (ICD) tại các khu sản xuất, chế biến chính cũng cần được rà soát, xây mới hoặc nâng cấp.

Chính phủ Ấn Độ cũng đã nhấn mạnh quyết tâm việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua kế hoạch Gati Shakti của Thủ tướng, nâng mức phân bổ lên khoảng 36% trong năm. Bộ Đường sắt Ấn Độ đã được cấp 18,77 tỷ đô la Mỹ cho năm tài chính tiếp theo để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách trong giai đoạn kinh tế Ấn Độ bùng nổ hậu COVID-19.

Kế hoạch Gati Shakti trong năm tài chính mới sẽ ​​cấp các khoản chi công lớn trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường cao tốc, cảng biển, ga bến, kho hàng và giao thông công cộng. Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ mô tả đây là bảy "động lực tăng trưởng" và cho biết các tuyến đường cao tốc sẽ được mở rộng khoảng 25.000 km trong năm.

Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Ashwini Vaishnaw nhận định mức phân bổ cao hơn này sẽ tạo đà cho sự phát triển nhanh hơn nữa vận tải đa phương thức và là sự tiếp nối xu hướng đầu tư mà ngành đường sắt nước này đã nhận được kể từ năm 2014.

Nguồn: VITIC (trích từ báo cáo quy định, chính sách logistics, số tháng 02/2022)


Tin tức liên quan

4 thị trường xuất khẩu chục tỷ USD
4 thị trường xuất khẩu chục tỷ USD

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi 3 quốc gia còn lại đến từ châu Á gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Xây dựng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam theo Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN 2022
Xây dựng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam theo Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN 2022

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về dự thảo Thông tư ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thay thế Thông tư 65/2017/TT-BTC và Thông tư 09/2019/TT-BTC.

Yếu tố nào giúp xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng mạnh trong 10 tháng qua?
Yếu tố nào giúp xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng mạnh trong 10 tháng qua?

Tận dụng tốt các FTA được đánh giá là một trong những yếu tố giúp xuất nhập khẩu đạt được kết quả khả quan thời gian qua.


Đã thêm vào giỏ hàng