Áp dụng kỹ thuật số để thực thi Quy định chống phá rừng của EU trong ngành cà phê

Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và áp dụng từ ngày 30/12/2024.

Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu sự điều chỉnh của Quy định này gồm: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, chẳng hạn như da, sô cô la, lốp xe, hoặc đồ nội thất.

Theo quy định, bất kỳ nhà khai thác hoặc thương nhân nào đưa các mặt hàng này vào thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

  • Quy định nhằm giải quyết việc phá rừng, suy thoái rừng, và bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon và mất đa dạng sinh học.
  • Quy định này bãi bỏ Quy định về gỗ của EU.

Kể từ ngày 29 tháng 6 năm 2023, các nhà khai thác và thương nhân sẽ có 18 tháng để thực hiện các quy tắc mới. Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ được hưởng thời gian thích ứng lâu hơn, cũng như các điều khoản cụ thể khác.

Đối với ngành cà phê, các nhà xuất khẩu phải đảm bảo cà phê của họ không có nguồn gốc từ đất bị phá rừng hoặc suy thoái. Chỉ khi đó, họ mới có thể xuất khẩu cà phê sang EU.

Việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số là rất quan trọng để đáp ứng quy định về sản phẩm không phá rừng theo quy định.

Quy định có liên quan gì đến các công ty cà phê?

Kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2024, EU cấm việc bán cà phê có nguồn gốc từ đất bị phá rừng hoặc đất bạc màu đã bị cấm. Quy định của EU yêu cầu các công ty bán cà phê ở EU thu thập tọa độ định vị của trang trại sản xuất cà phê. Các công ty có thể kết hợp dữ liệu này với các công cụ giám sát vệ tinh. Những công cụ này kiểm tra xem các công ty có đáp ứng các yêu cầu của quy định hay không và xác định các khu vực tiềm ẩn có nguy cơ suy thoái đất và phá rừng.

Đề xuất này cũng phân loại các quốc gia trồng cà phê là có rủi ro thấp hoặc rủi ro cao. Cà phê từ các vùng có rủi ro cao phải đáp ứng các yêu cầu thẩm định nhiều hơn so với các vùng có rủi ro thấp.

Tăng nhu cầu truy xuất nguồn gốc

Tăng khả năng truy xuất nguồn gốc là một khía cạnh quan trọng khác của Quy định mới này. Đối với ngành cà phê, truy xuất nguồn gốc liên quan đến việc liên kết dữ liệu với một cá nhân hoặc một nhóm nhà sản xuất. Truy xuất nguồn gốc làm tăng yêu cầu thu thập dữ liệu cho tất cả các tác nhân trong chuỗi.

Việc thu thập dữ liệu là cần thiết ở mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng nếu các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê muốn duy trì hoạt động tại thị trường EU. Để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng cà phê, các tác nhân trong chuỗi cung ứng cần ghi lại dữ liệu mỗi khi hạt cà phê thay đổi chủ sở hữu. Bên cạnh tọa độ địa lý của khu vực sản xuất, các loại dữ liệu khác cũng cần được báo cáo như:

  • Số lượng nhà sản xuất làm việc trên mỗi lô;
  • Số lượng và chất lượng của hạt cà phê; và
  • Dự báo năng suất.

Các công ty cà phê có thể sử dụng những công nghệ nào?

Nhà sản xuất có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật số khác nhau để thu thập dữ liệu định vị địa lý. Những công cụ này bao gồm:

  • Các ứng dụng sử dụng GPS của thiết bị để vẽ tọa độ khi đi bộ;
  • Máy bay không người lái có thể lập bản đồ bằng cách chụp ảnh từ trên cao; và
  • Các nền tảng cho phép vẽ các khu vực này từ bản đồ hoặc hình ảnh vệ tinh hiện có.

Mỗi giải pháp đều có những thách thức và cơ hội cụ thể. Truy cập công nghệ và chi phí có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí của doanh nghiệp. Và tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng, kiến thức và ngân sách hiện có của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ cần phải quyết định cách tiếp cận phù hợp nhất.

Nâng cao kiến thức và năng lực số hóa

Tất cả các yêu cầu dữ liệu nêu trên làm tăng tầm quan trọng của số hóa trong chuỗi giá trị cà phê. Các nhà xuất khẩu muốn sử dụng các giải pháp kỹ thuật số cần hiểu cách tiến hành:

  • Nhà xuất khẩu cần hiểu công cụ kỹ thuật số nào mình có thể sử dụng để thu thập dữ liệu định vị và truy xuất nguồn gốc;
  • Cần hiểu liệu có đủ kiến thức nội tại để sử dụng những công cụ này hay không. Có thể cần hợp tác để sử dụng các công cụ cụ thể; và
  • Cần xác định các hoạt động quan trọng để thực hiện kế hoạch số hóa của mình, theo dõi kết quả và chuẩn bị mở rộng quy mô.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển


Tin tức liên quan

Xu hướng giá cước mới trên tuyến vận tải lạnh Á-Âu và dự báo
Xu hướng giá cước mới trên tuyến vận tải lạnh Á-Âu và dự báo

Giá cước vận tải trên các tuyến châu Âu-châu Á (sau đây gọi tắt là tuyến Á-Âu) đã bắt đầu giảm theo thị trường vận tải container toàn cầu. Theo cập nhật thị trường từ công ty định chuẩn giá cước Xeneta, giá cước giao ngay và cước log-term đang bắt đầu giảm sau khi khối lượng vận chuyển giảm liên tục.

Ngành dệt may tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 39 - 40 tỷ USD
Ngành dệt may tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 39 - 40 tỷ USD

6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,6% so với cùng kỳ 2022. Các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm mọi giải pháp giữ chân người lao động, giữ chân khách hàng…

Vận tải hàng không của Trung Quốc tiếp tục phục hồi
Vận tải hàng không của Trung Quốc tiếp tục phục hồi

Theo Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, vận tải hàng không dân dụng của Trung Quốc đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 4/2023, tổng doanh thu vận tải của ngành là 9,31 tỷ tấn.km, tăng 214,5% so với cùng kỳ năm 2022 và phục hồi lên 88,6% so với mức được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019, trước khi bùng phát COVID-19.


Đã thêm vào giỏ hàng