Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VN-EAEU FTA: Góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và EAEU

Việc ban hành Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu giai đoạn 2022-2027 góp phần tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, dự kiến sẽ tiếp tục đem lại những hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế Việt Nam.

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (gồm các nước Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Liên bang Nga) (viết tắt là VN-EAEU FTA) ký ngày 29/5/2015 tại Cộng hòa Kazakhstan và đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tại Quyết định số 1805/QĐ-CTN ngày 19/8/2015. Theo thông báo số 50/2016/TB-LPQT ngày 12/8/2016 của Bộ Ngoại giao, Hiệp định đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 5/10/2016. Để thực thi Hiệp định VN-EAEU FTA, Việt Nam cần ban hành các văn bản pháp lý trong đó có Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực thi Hiệp định theo từng giai đoạn. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2016/NĐ-CP ngày 29/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA giai đoạn 2016 – 2018 theo Danh mục AHTN 2012 và Nghị định số 150/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA giai đoạn 2018 – 2022 theo Danh mục AHTN 2017.

Ký hiệu “Q”: hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan từ Liên minh Kinh tế Á - Âu và các quốc gia thành viên với thuế suất trong hạn ngạch được chi tiết tại Danh mục hàng hóa áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA giai đoạn 2022 - 2027; danh mục và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu.

Ngày 8/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP phê duyệt danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 (Danh mục AHTN 2022). Nhằm thực hiện thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam triển khai Danh mục AHTN 2022 và để tiếp tục thực hiện cam kết về thuế xuất nhập khẩu trong Hiệp định VN-EAEU FTA, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 113/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA giai đoạn 2022-2027. Về phạm vi điều chỉnh của Nghị định, Nghị định này sẽ bao gồm tất cả các nước thành viên của Hiệp định VN-EAEU FTA bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Liên bang Nga và Việt Nam.

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Hiệp định VN-EAEU FTA gồm 11.466 dòng thuế, trong đó có 94 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số và Danh mục hàng hóa áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa một bên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á - Âu và các quốc gia thành viên giai đoạn 2022-2027.

Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thuế suất trung bình các dòng cam kết tại năm 2022 là 3,25%, 2023 là 2,95%; năm 2024 là 2,66%, năm 2025 là 2,36%, năm 2026 là 2,36% và năm 2027 là 2,34%. Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VN-EAEU FTA phải đáp ứng đủ các điều kiện: thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên của Hiệp định VN-EAEU FTA; đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (trong đó có quy định về vận chuyển trực tiếp) và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định VN-EAEU FTA và các quy định hiện hành.

Việc ban hành Nghị định biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA là công tác hoàn thiện việc xây dựng thể chế để tiếp tục triển khai thực hiện các cam kết thuế quan của Việt Nam theo Hiệp định VN-EAEU FTA. Các nội dung quy định của Nghị định số 113/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA giai đoạn 2022-2027 về cơ bản kế thừa quy định tại các Nghị định số 150/2017/NĐ-CP ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA giai đoạn 2018-2022.

Về chuyển đổi các cam kết thuế nhập khẩu theo Hiệp định VN-EAEU FTA, danh mục AHTN 2022 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung danh mục AHTN 2017 nhằm cập nhật kịp thời những thay đổi về công nghệ, thương mại và phân loại hàng hóa để phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu thị trường; đảm bảo hài hòa với hệ thống mô tả, chú giải và mã hàng quốc tế giai đoạn mới. Đối với các mặt hàng mới và dòng hàng bị gộp từ nhiều dòng thuế có sự khác biệt về thuế suất và lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan, Bộ Tài chính đã rà soát các cam kết gốc và thực hiện theo nguyên tắc chuyển đổi, nguyên tắc không làm xói mòn cam kết trong quá trình xây dựng Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA giai đoạn 2022 - 2027 theo AHTN 2022 để đảm bảo không ảnh hưởng đến thu ngân sách và các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, chính sách quản lý mặt hàng. Về cơ bản, phần lớn các mã hàng trong Biểu thuế không thay đổi so với Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 150/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 hiện hành. Như vậy, việc ban hành Nghị định không phát sinh tác động đến việc thực thi các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định đồng thời đảm bảo tính ổn định của biểu thuế ưu đãi đặc biệt.

Trong quá trình thực thi Nghị định, Bộ Tài chính không ghi nhận trường hợp doanh nghiệp và cơ quan Hải quan gặp vướng mắc với các quy định của Nghị định. Việc ban hành Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu giai đoạn 2022-2027 đồng thời góp phần tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và EAEU, dự kiến sẽ tiếp tục đem lại những hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế Việt Nam.

Nguồn: Hải Quan Online


Tin tức liên quan

Campuchia và Nhật Bản lên kế hoạch mở rộng Cảng Sihanoukville
Campuchia và Nhật Bản lên kế hoạch mở rộng Cảng Sihanoukville

Tại cuộc gặp làm việc giữa thủ tướng Nhật và Campuchia diễn ra ngày 23/4/2022 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao các nước Châu Á- Thái Bình Dương, thủ tướng Nhật Bản tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ phát triển cảng biển nước sâu ở tỉnh Preah Sihanouk đồng thời cam kết duy trì hỗ trợ tài chính cho Dự án. Nhật Bản và Campuchia tăng cường quan hệ song phương từ quan hệ đối tác chiến lược lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Quy định mới của EU về các biện pháp khẩn cấp và tạm thời kiểm soát an toàn thực phẩm
Quy định mới của EU về các biện pháp khẩn cấp và tạm thời kiểm soát an toàn thực phẩm

Ngày 7/6/2023, EU đã đăng công báo Quy định (EU) 2023/1110 ký ngày 6 tháng 6 năm 2023 sửa đổi Quy định 2019/1973 về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU.

Tìm hiểu 10 cảng bận rộn nhất tại Đức tính đến đầu năm 2023
Tìm hiểu 10 cảng bận rộn nhất tại Đức tính đến đầu năm 2023

Đức có đường bờ biển dài dọc theo Biển Bắc và Biển Baltic. Rải rác dọc bờ biển này có một số lượng lớn các cảng biển đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Nhóm 10 cảng bận rộn nhất của Đức được trang bị tốt và cung cấp nhiều loại cơ sở vật chất có thể tiếp nhận nhiều loại tàu khác nhau.


Đã thêm vào giỏ hàng