C/O chỉ cần scan gửi qua hệ thống cho cơ quan Hải quan

Một trong những quy định cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tại Thông tư 33/2023/TT-BTC về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là về thời hạn nộp và phương thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Theo Cục Giám sát quản về hải quan, Thông tư 38/2018/TT-BTC và các Thông tư sửa đổi, bổ sung có quy định thời hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ (CTCNXX) hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ mẫu EAV nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan; mẫu VK (KV) nộp trong thời hạn 1 năm, mẫu EVFTA, UKVFTA, thời hạn nộp bổ sung là trong 2 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai… ; các trường hợp khác (không áp dụng thuế suất ưu đãi thuế quan) thì phải nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan và không được chậm nộp.

Điều này không phù hợp với trường hợp mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp đang ở thời điểm áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định của Bộ Công Thương nhưng doanh nghiệp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ và chấp nhận nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất để được thông quan hàng hoá.

Do vậy, để giải quyết vướng mắc nêu trên, trên cơ sở quá trình triển khai Thông tư số 47/2020/TT-BTC hướng dẫn cho phép nộp trong thời hạn hiệu lực của CTCNXX (1 năm kể từ ngày cấp) để tạo thuận lợi trong giai đoạn Covid vì những biện pháp giãn cách, phong tỏa xã hội, Điều 12 Thông tư quy định thời điểm được phép chậm nộp CTCNXX hàng hoá.

Cụ thể, đối với hàng hoá áp dụng ưu đãi thuế quan, thời hạn nộp CTCNXX là trong thời gian hiệu lực của CTCNXX (1 năm kể từ ngày cấp) và trường hợp Hiệp định Thương mại tự do cam kết dài hơn thì thực hiện theo cam kết quốc tế (Hiệp định EVFTA, UKVFTA).

Đối với hàng hoá nhập khẩu tuân thủ Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hoặc hàng hoá có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường, phải nộp ngay tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu.

Đối với hàng hóa thuộc diện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, được chậm nộp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Về phương thức nộp CTCNXX, Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, khoản 1 Điều 4 Thông tư số 38/2018/TT-BTC quy định CTCNXX phải được nộp dưới dạng bản chính mang dòng chữ “ORIGINAL” hoặc bản chính.

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid, do giãn cách xã hội hoặc nằm trong các khu vực cách ly, phong tỏa, người khai hải quan không có bản chính (bản gốc) hoặc đã nhận được bản chính nhưng không thể đến nộp cho cơ quan Hải quan; để góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 47/2020/TT-BTC hướng dẫn thời điểm nộp CTCNXX trong giai đoạn dịch bệnh Covid.

Theo đó, cho phép người khai hải quan được nộp: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) sử dụng chữ ký và con dấu điện tử hoặc Bản chụp/bản scan C/O đối với trường hợp áp dụng ưu đãi thuế; đối với các trường hợp khác, cơ quan hải quan chấp nhận bản chụp/bản scan C/O để thông quan hàng hóa và người khai hải quan phải nộp lại 01 bản chính C/O trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu.

Do vậy, kế thừa những nội dung ưu việt của các quy định nêu trên, để cắt giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm rủi ro cho công chức hải quan, tiến tới hải quan phi giấy tờ, Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, Thông tư 33/2023/TT-BTC không quy định người khai hải quan phải nộp bản giấy mà chỉ cần scan gửi qua hệ thống cho cơ quan Hải quan. Đối với văn bản thông báo xác định trước, người khai hải quan không phải nộp bản chính mà công chức hải quan sẽ kiểm tra trên hệ thống.

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Kênh đào Suez giảm phí cho tàu chở LNG từ nhiều cảng để kích cầu
Kênh đào Suez giảm phí cho tàu chở LNG từ nhiều cảng để kích cầu

Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) đang mở rộng các khoản giảm giá cho các hãng vận chuyển LNG đi qua tuyến đường thủy này trên các hành trình giữa Hoa Kỳ và Châu Á, để thúc đẩy hoạt động vận chuyển qua Kênh đào Suez trong bối cảnh thương mại quốc tế chậm lại. Chính sách giảm giá sẽ được áp dụng cho đến cuối năm 2023.

Thái Lan có kế hoạch tăng cường kết nối với các nước láng giềng bằng mạng lưới cảng container nội địa
Thái Lan có kế hoạch tăng cường kết nối với các nước láng giềng bằng mạng lưới cảng container nội địa

Tổng cục quản lý Cảng Thái Lan (PAT) có kế hoạch phát triển các cảng container nội địa để phục vụ cho việc kết nối vận tải  với các nước láng giềng Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Thị trường Australia và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt
Thị trường Australia và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Australia đạt hơn 4,52 tỷ USD, giảm 5,81% so với cùng kỳ năm ngoái.


Đã thêm vào giỏ hàng