Các hãng vận tải biển tăng độ tin cậy lịch trình, Maersk dẫn đầu danh sách

Theo Sea Intelligence, độ tin cậy theo lịch trình toàn cầu của các hãng vận tải biển trong tháng 2 năm 2023 đã tăng 7,7% so với tháng đầu năm và đạt 60,2%.

Nếu so với cùng kỳ năm trước thì độ tin cậy của lịch trình trong tháng 2/2023 đã tăng ấn tượng 26%. Đồng thời, thời gian chậm trễ trung bình do tàu giảm 0,07 ngày so với tháng trước, tức là chỉ còn 5,29 ngày, giảm 2,30 ngày so với tháng 2/2022.

Độ trễ trung bình do tàu đến muộn hiện gần với mức của năm 2019 hơn là mức cao nhất của giai đoạn 2021-2022.

Maersk dẫn đầu top 14 hãng vận tải lớn nhất thế giới với mức độ tin cậy của lịch trình đạt 64,9% trong tháng 2/2023, tiếp theo là MSC với 64,4%. Hamburg Süd là hãng thứ ba có điểm tin cậy trên 60%.

Ngoài ra, các hãng còn lại đều có điểm tin cậy lịch trình từ 50% đến 60%. ZIM đứng ở vị trí cuối cùng vào tháng 2 năm 2023 với điểm tin cậy về lịch trình là 52% mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể.

Tất cả 14 hãng hàng đầu đều ghi nhận mức tăng hàng tháng về độ tin cậy của lịch trình vào tháng 2 năm 2023, trong đó PIL, ZIM và Wan Hai đều ghi nhận sự cải thiện ở mức hai con số.

Biểu đồ: Xếp hạng Độ tin cậy lịch trình của các hãng vận tải hàng đầu thế giới trong tháng 2/2023 so tháng 2/2022

So với cùng kỳ năm 2022, tất cả các hãng vận tải đều ghi nhận mức cải thiện hai con số về độ tin cậy của lịch trình vào tháng 2 năm 2023, trong đó Wan Hai ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất là 36,2%.

Nguồn: Logistics Việt Nam


Tin tức liên quan

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Nhiều năm qua, Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt nền kinh tế lớn nhất thế giới là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP gồm 11.414 dòng thuế
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP gồm 11.414 dòng thuế

Việt Nam không chịu nhiều áp lực về mức độ mở cửa thị trường hàng hóa khi thực thi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN (Hiệp định RCEP), việc thực thi cam kết trong khuôn khổ RCEP về cơ bản không tạo sức ép về giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam.

Công nghệ tái chế và vật liệu mới và vấn đề bao bì khi xuất khẩu sang EU
Công nghệ tái chế và vật liệu mới và vấn đề bao bì khi xuất khẩu sang EU

Điều này không chỉ tác động đến ngành nhựa mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến ngành đóng gói bao bì và logistics chiều về (logistics ngược), do nhiều sản phẩm sau khi sử dụng sẽ phải thu gom lại bao bì đóng gói để phục vụ tái chế. 


Đã thêm vào giỏ hàng