Các lưu ý mới khi xuất khẩu sang thị trường Algeria tránh phát sinh phí lưu kho bãi tại cảng

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria đã đạt 63,36 triệu USD, tăng 104,73% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm có cà phê, hạt tiêu, hàng thủy sản, sản phẩm hóa chất, hàng kim loại thường… Bên cạnh những cơ hội, thị trường Algeria cũng có một số rủi ro thương mại.

Để giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi tiếp cận thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Algeria xin đưa ra một số lưu ý như sau:

  • Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi giao dịch như đề nghị cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hộ chiếu trang có ảnh của người đại diện hợp pháp công ty và nhờ các cơ quan chức năng thẩm tra.
  • Không nên quá tin tưởng vào công ty môi dù làm việc lâu năm và cần kiểm tra thông tin đối tác nhập khẩu trước khi tiến hành giao dịch.
  • Phương thức thanh toán nên dùng thư tín dụng (L/C) không hủy ngang có xác nhận hoặc nhờ thu qua ngân hàng (DP, CAD at sight) yêu cầu khách đặt cọc từ 20% trở lên. Do ngân hàng Algeria không cho phép chuyển tiền đặt cọc từ trong nước nên có thể đề nghị khách đặt cọc ngoài Algeria.
  • Thỏa thuận, đề nghị khách thanh toán 100% tiền hàng trước khi tàu cập cảng Algeria để chủ động kiểm soát tiền hàng.
  • Khi hàng vào cảng, nếu khách hay ngân hàng Algeria chậm thanh toán 1 tuần, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho Thương vụ, Đại sứ quán và các cơ quan hữu quan như Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi (Bộ Công Thương) để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết kịp thời, tránh tình trạng để hàng kéo dài tại cảng dẫn tới phát sinh chi phí kho bãi, tiền phạt và hải quan sở tại bán đấu giá sung công quỹ (theo quy định, sau khi hàng nằm tại cảng 81 ngày kể từ khi được dỡ khỏi tàu, hải quan Algeria sẽ tiến hành bán đấu giá).

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Algeria


Tin tức liên quan

Giai đoạn 2021 – 2030: Chuyển dịch xuất khẩu hàng hóa theo chiều sâu
Giai đoạn 2021 – 2030: Chuyển dịch xuất khẩu hàng hóa theo chiều sâu

Bên cạnh việc duy trì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở mức bình quân 6-7%/năm, giai đoạn 2021-2030, mục tiêu của hoat động xuất khẩu hàng hóa là chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu; đa dạng hóa thị trường, hướng tới xuất khẩu bền vững.

Cơ chế nào giúp kinh tế hàng hải đột phá hậu Covid-19?
Cơ chế nào giúp kinh tế hàng hải đột phá hậu Covid-19?

Nhiều ý kiến cho rằng, cơ chế hỗ trợ tài chính cần triển khai mạnh mẽ hơn nữa tạo đà cho DN hàng hải bứt phá trong và sau dịch Covid-19.

Tác động của thỏa thuận xanh châu Âu đến việc nhập khẩu hàng hóa vào EU
Tác động của thỏa thuận xanh châu Âu đến việc nhập khẩu hàng hóa vào EU

Thỏa thuận xanh châu Âu (EGD) có thể ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu vào EU theo nhiều cách. Ngoài việc thiết lập các tiêu chuẩn bền vững cao hơn trong các quy trình sản xuất và công nghiệp chính, EGD sẽ yêu cầu các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp thêm thông tin về các sản phẩm mà họ xuất khẩu sang châu Âu. Điều này có nghĩa là tăng chi phí trong ngắn hạn và tăng khả năng cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu bền vững trong dài hạn.


Đã thêm vào giỏ hàng