Cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ tiếp tục đón thêm siêu tàu

Thời gian thử nghiệm đón tàu container trọng tải đến hơn 214.000 DWT tại cảng CMIT được Bộ GTVT gia hạn đến hết tháng 6/2023.

Theo nguồn tin của Báo Giao thông, Bộ GTVT vừa có công văn gửi Cục Hàng hải Việt Nam về việc tiếp nhận tàu container trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải vào, rời cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải (CMIT).

Như vậy, sau gần 2 năm thử nghiệm, cảng CMIT đã tiếp nhận 4 chuyến tàu container trọng tải trên 194.000 DWT đến 214.121 DWT (chiều dài đến 400m) giảm tải an toàn.

Gần 2 năm thử nghiệm, cảng CMIT đã tiếp nhận 4 chuyến tàu container trọng tải trên 194.000 DWT đến 214.121 DWT giảm tải an toàn.

Do đó, Bộ GTVT thống nhất chủ trương gia hạn tổ chức thử nghiệm cho tàu container trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải vào, rời cảng CMIT đến ngày 30/6/2023.

Điều này nhằm phát huy những lợi thế sẵn có của kinh tế biển Việt Nam, tận dụng tối đa kết cấu hạ tầng hàng hải hiện có. Đồng thời, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, duy trì và phát huy các tuyến hàng đang khai thác từ cảng CMIT đi Mỹ và các nước châu Âu.

Bộ GTVT giao Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức cập nhật, điều chỉnh và phê duyệt phương án đảm bảo an toàn cho tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải vào, rời cảng CMIT an toàn. Cùng đó, chỉ đạo Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu chỉ cấp phép cho tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải vào, rời cảng CMIT khi bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

Tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải chỉ được vào, rời cảng CMIT khi bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải

Cơ quan quản lý Nhà nước về hàng hải cũng phải kiểm soát chặt chẽ việc bố trí hoa tiêu dẫn tàu, số lượng tàu lai và các điều kiện khác theo phương án đã được phê duyệt.

Công ty TNHH Cảng quốc tế Cái Mép được giao phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu và các đơn vị có liên quan đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các lượt tàu container trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải vào, rời cảng CMIT.

Theo đại diện của CMIT, đây là tin vui với cảng để tiếp tục phát huy những thành quả trong những năm qua. Việc Bộ GTVT có những đánh giá tích cực đối với hoạt động của Cảng và gia hạn thời gian thử nghiệm đón các tàu có trọng tải trên 214.000 DWT sẽ giúp cảng, các doanh nghiệp và hãng tàu có sự tin tưởng, để tiếp tục có những "siêu tàu" khác cập cảng.

"Cảng đã có sự chuẩn bị đầy đủ về năng lực, hạ tầng cơ sở... từ những năm trước và ngày càng hoàn thiện, phát huy được tất cả các lợi thế. Vừa qua, Bộ đã phê duyệt dự án nạo vét luồng Cái Mép - Thị Vải. Điều này sẽ tạo điều kiện rất tốt cho các cảng trong khu vực để khai thác hoạt động tốt hơn", đại diện CMIT cho hay.

CMIT là liên doanh giữa Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, Cảng Sài Gòn và APM Terminals. Gần 10 năm hoạt động, cảng luôn giữ vững vị trí tiên phong trên khắp hệ thống cảng biển Việt Nam trong việc tiếp nhận các tàu container kích cỡ lớn đến 214,000 DWT.

Trước đó, Cục Hàng hải VN đã gửi văn bản báo cáo, góp ý đến Bộ GTVT. Cục bày tỏ quan điểm ủng hộ việc cho phép cảng CMIT tiếp nhận tàu container trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải.

Theo nhận định của Cục Hàng hải VN, điều này sẽ phát huy những lợi thế sẵn có của kinh tế biển Việt Nam, tận dụng tối đa kết cấu hạ tầng hàng hải hiện có, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, duy trì và phát huy tuyến hàng đang khai thác.

Nguồn: Báo Giao Thông


Tin tức liên quan

Chuyển đổi từ JIT sang JIC: Dịch vụ kho bãi sẽ lên ngôi ở các thị trường đích?
Chuyển đổi từ JIT sang JIC: Dịch vụ kho bãi sẽ lên ngôi ở các thị trường đích?

Gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài và theo sau là hàng loạt hệ lụy từ cả phía cung và phía cầu khiến nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển từ mô hình “Đúng thời điểm” (JIT-Just in Time) vốn được sử dụng để tối ưu hóa nguồn lực và chi phí sang mô hình “chiến lược phòng bị” (JIC-Just in case) để tăng tính chủ động. 

Một số câu hỏi về quy tắc xuất xứ hàng hóa của Hiệp định RCEP
Một số câu hỏi về quy tắc xuất xứ hàng hóa của Hiệp định RCEP

RCEP đã mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. 

C/O chỉ cần scan gửi qua hệ thống cho cơ quan Hải quan
C/O chỉ cần scan gửi qua hệ thống cho cơ quan Hải quan

Một trong những quy định cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tại Thông tư 33/2023/TT-BTC về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là về thời hạn nộp và phương thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.


Đã thêm vào giỏ hàng