Cảng Hamburg (Đức) dự kiến tăng phí cảng từ ngày 01 tháng 01 năm 2024

Do lạm phát tiếp tục ở mức rất cao và giá cả tăng cao, Cơ quan quản lý Cảng Hamburg-Đức (HPA) sẽ tăng phí cảng trung bình 6,5% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

Theo Friedrich Stuhrmann, Giám đốc Thương mại của HPA, mục tiêu của của đợt tăng giá này là nhằm cải thiện chất lượng, cung cấp cho khách hàng tại Cảng Hamburg dịch vụ cơ sở hạ tầng hiệu quả. Xét theo các diễn biến thị trường, HPA nhận thấy cần điều chỉnh phí cảng theo xu hướng của giá xây dựng.

Với phí cảng mới, HPA cũng đang đơn giản hóa cấu trúc phí dịch vụ. Ví dụ, một số cách tính phí phức tạp bị loại bỏ nhằm tạo sự minh bạch hơn và giảm thời gian, chi phí tính toán cho các bên.

Đồng thời, tỷ trọng của phí môi trường trong tổng phí cảng sẽ tăng lên, phù hợp với xu hướng chung về cơ cấu chi phí trong các hoạt động kinh tế tại EU.

Đối với vận tải đường thủy nội địa, trong một số điều kiện nhất định, các khoản phí đáng kể sẽ được miễn trong một khoảng thời gian giới hạn cho đến cuối năm 2028 nếu các tàu chỉ hoạt động bằng điện và thân thiện với môi trường.

Các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp chủ hàng muốn biết thêm thông tin, có thể liên hệ đến địa chỉ sau:
Cảng vụ Hamburg
Điện thoại: +49 40 42847-2300
Email: pressestelle@hpa.hamburg.de

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics châu Âu, tháng 10/2023)


Tin tức liên quan

Cơ hội xuất khẩu sang Nigeria
Cơ hội xuất khẩu sang Nigeria

Với số dân khoảng 200 triệu người, đứng đầu Châu Phi và xếp thứ 7 trên thế giới về dân số, Nigeria là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam tại khu vực Tây Phi. Nền nông nghiệp và công nghiệp chưa thực sự phát triển buộc quốc gia này phải nhập khẩu khoảng 90% lượng hàng hóa để phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Thương mại Việt Nam - UAE đạt gần 4 tỷ USD
Thương mại Việt Nam - UAE đạt gần 4 tỷ USD

Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là đối tác thương mại lớn của Việt Nam ở khu vực Trung Đông.

Cải tiến logistics cho nông sản: Nâng cao hiệu quả và giảm lãng phí

Các doanh nghiệp dịch vụ logistics và doanh nghiệp công nghệ ngày càng phối hợp chặt chẽ hơn để đưa ra các gói sản phẩm quản trị cho chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp, cũng như góp phần gia tăng nhận thức của doanh nghiệp về cộng đồng về phát triển nông nghiệp và thương mại nông sản bền vững, giảm thiểu lãng phí và phát thải.


Đã thêm vào giỏ hàng