Cảng Houston (Hoa Kỳ) thu phí lưu trú để thúc đẩy giải phóng container tồn ứ

Cảng Houston (Hoa Kỳ) đã quyết định thu Phí lưu trú tại cảng đối với các container hàng nhập khẩu từ ngày 01 tháng 02 năm 2023.

Với mức phí mới này, cảng Houston đặt mục tiêu cải thiện tình hình lưu thông tại các Cảng container Bayport và Barbours Cut cũng như giải quyết tình trạng tắc nghẽn đã kéo dài và ảnh hưởng đến hiệu quả chung của nền kinh tế.

Mức phí 45 USD sẽ được tính cho mỗi đơn vị container/ ngày bắt đầu từ ngày thứ tám sau khi hết thời gian được lưu lại miễn phí, như được định nghĩa trong Biểu phí số 15 Quy tắc phụ 095 và Biểu phí số 14 Quy tắc phụ 093.

Cảng lưu ý rằng khoản phí này không được bao gồm trong phí lưu chuyển đối với các container nhập khẩu đã chất hàng được quy định trong các quy tắc phụ trên và không thay thế các khoản phí đó.

Hơn nữa, các container sẽ không được giao cho chủ hàng cho đến khi tất cả các khoản phí được đối chiếu thống nhất và chi trả như quy định. Cũng cần lưu ý rằng việc thanh toán các khoản phí phát sinh đó sẽ do chủ hàng chịu trách nhiệm (không do hãng tàu, hãng vận tải trừ khi có các ủy nhiệm chi).

Theo Roger Guenther, giám đốc điều hành tại Port Houston, phí lưu trú đối với container hàng nhập khẩu nhằm mục đích giảm thiểu việc tồn ứ lâu dài các container trên các bến cảng vốn gây ra tình trặng tắc nghẽn trong thời gian gần đây. Giải phóng các container khỏi cảng càng nhanh thì hiệu quả logistics cho hàng hóa càng được cải thiện. Mức phí sẽ tạo động lực để các chủ hàng và các bên cung cấp dịch vụ cho họ phải di chuyển container tại cảng sớm hơn.

Cơ cấu phí mới được Cảng vụ phê duyệt nhằm đảm bảo tính công bằng và sự thông thoáng trên các bến cảng.  Cảng vụ đang triển khai các công cụ bổ sung để giúp tối ưu hóa không gian tại các bến cảng, giảm ô nhiễm môi trường và giúp hàng hóa được vận chuyển đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ, số tháng 1/2023)


Tin tức liên quan

Tác động của thỏa thuận xanh châu Âu đến việc nhập khẩu hàng hóa vào EU
Tác động của thỏa thuận xanh châu Âu đến việc nhập khẩu hàng hóa vào EU

Thỏa thuận xanh châu Âu (EGD) có thể ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu vào EU theo nhiều cách. Ngoài việc thiết lập các tiêu chuẩn bền vững cao hơn trong các quy trình sản xuất và công nghiệp chính, EGD sẽ yêu cầu các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp thêm thông tin về các sản phẩm mà họ xuất khẩu sang châu Âu. Điều này có nghĩa là tăng chi phí trong ngắn hạn và tăng khả năng cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu bền vững trong dài hạn.

Các tuyến, luồng thương mại và thị phần của các hãng tàu trên Biển Đen thay đổi thế nào trong 6 tháng qua
Các tuyến, luồng thương mại và thị phần của các hãng tàu trên Biển Đen thay đổi thế nào trong 6 tháng qua

Lưu lượng container của Nga đã giảm nhưng không nhiều; tuy nhiên các tuyến/luồng thương mại và thị phần của các hãng vận tải đang thay đổi rõ rệt. 

Kích hoạt cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dược phẩm
Kích hoạt cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dược phẩm

Ngành y dược tại Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài nhờ vào những lợi thế về vị trí địa lý, sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liền và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các đối tác lớn trên thế giới đã được ký kết.


Đã thêm vào giỏ hàng