Cảnh báo về tình trạng chậm thanh toán tại một số ngân hàng Ai Cập

Hiện tại một số công ty xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Ai Cập đang gặp phải tình trạng đối tác nhập khẩu phải chờ đợi khả năng đáp ứng ngoại tệ của ngân hàng dẫn đến việc chậm thanh toán kể cả bằng phương thức L/C hay CAD tại các ngân hàng như Banque Misr, The United Bank.

Đây là vấn đề chung trong giai đoạn hiện nay khi nhiều ngân hàng tại Ai Cập không đủ nguồn cung ngoại tệ cho nhập khẩu bao gồm cả nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đã được miễn áp dụng thanh toán bằng L/C từ tháng 5/2022 sau quyết định bắt buộc sử dụng thư tín dụng (L/C) trong thanh toán hàng nhập khẩu của Ngân hàng TW Ai Cập (CBE) vào tháng 02/2022.

Trước tình hình trên Thương vụ khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý:

- Xem xét lựa chọn ngân hàng đối tác có khả năng thanh toán tốt hơn như Ngân hàng quốc gia Ai Cập (NBE);
- Sử dụng phương thức thanh toán L/C không hủy ngang hoặc cam kết cung cấp ngoại tệ của ngân hàng;
- Cần có phương án xử lý hoặc điều khoản ràng buộc rõ ràng với đối tác trong trường hợp hàng đến cảng chưa thể thông quan, phải nằm tại kho bãi lâu ngày do chậm thanh toán từ phía đối tác;
- Hạn chế tối đa ký hợp đồng thông qua môi giới đặc biệt các hợp đồng cần có điều khoản thanh toán trước ít nhất 30% giá trị.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập


Tin tức liên quan

Giá nhiên liệu tăng tạo áp lực lớn lên chi phí logistics và chi tiêu dùng tại Nhật Bản
Giá nhiên liệu tăng tạo áp lực lớn lên chi phí logistics và chi tiêu dùng tại Nhật Bản

Giá dầu thô tăng đã đẩy chi phí vận chuyển và các chi phí logistics khác đồng loạt tăng (ví dụ như chi phí đóng gói, lưu kho, bảo quản hàng hóa) tại Nhật Bản, trong khi đồng yên yếu hơn đang làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu nói chung. Do đó, chỉ số giá tiêu dùng của nước này (không bao gồm thực phẩm tươi sống có biến động giá lớn) từ tháng 4/2022 đã tăng lên ngưỡng cao nhất trong 7 năm trở lại đây.

Người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm về việc đóng gói như thế nào?
Người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm về việc đóng gói như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, thì trách nhiệm của người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm trong đóng gói vận chuyển như sau:

Hàng hóa đến và đi từ Nhật Bản giảm mạnh, liên minh 2M mạnh tay loại cảng Tokyo khỏi hành trình
Hàng hóa đến và đi từ Nhật Bản giảm mạnh, liên minh 2M mạnh tay loại cảng Tokyo khỏi hành trình

Liên minh 2M thông báo sẽ loại cảng Tokyo khỏi lịch trình của dịch vụ vận chuyển từ châu Á tới Bờ Tây Hoa Kỳ (USWC) khi xuất khẩu từ Nhật Bản giảm dần và nguồn hàng đi qua cảng này suy giảm.


Đã thêm vào giỏ hàng