Cập nhật thay đổi trong quy định về vận tải đường bộ quốc tế

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 05/2022  ngày 25 tháng 5 năm 2022 bãi bỏ một số quy định liên quan đến cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép của các Thông tư về vận tải đường bộ quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Cụ thể như sau:

 a) Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng

1. Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của các Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng như sau:
a) Bãi bỏ khoản 4 Điều 4, Điều 6, Điều 7 và Phụ lục 2, Phụ lục 5, Phụ lục 6, Phụ lục 7, Phụ lục 8 và Phụ lục 9;
b) Bỏ cụm từ “Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này” tại khoản 2 Điều 4.
2. Bãi bỏ khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 1 và Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5 của Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng.

b) Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

1. Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 06 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như sau:

a) Bãi bỏ Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Phụ lục I, Phụ lục V, Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII, Phụ lục IX, Phụ lục X, Phụ lục XI, Phụ lục XII, Phụ lục XIII, Phụ lục XIVa, Phụ lục XIVb, Phụ lục XIVc, Phụ lục XIVd, Phụ lục XIVđ, Phụ lục XIVe, Phụ lục XIVg;

b) Bỏ cụm từ “theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này” tại khoản 2 Điều 3.

2. Bãi bỏ khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 1, khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 29/2020/TT-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

c) Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

1. Bãi bỏ khoản 1 Điều 4, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5, Phụ lục 6a, Phụ lục 6b, Phụ lục 7a, Phụ lục 7b, Phụ lục 8, Phụ lục 9, Phụ lục 10, Phụ lục 11, Phụ lục 12, Phụ lục 13, Phụ lục 14, Phụ lục 15, Phụ lục 16, Phụ lục 17.
2. Bỏ cụm từ “Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.” tại Điều 6.

d) Bãi bỏ một số điều, khoản và phụ lục của các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia

1. Bãi bỏ khoản 1 Điều 5, khoản 2 Điều 7, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 và Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5, Phụ lục 6A, Phụ lục 6B, Phụ lục 6C, Phụ lục 7A, Phụ lục 7B, Phụ lục 8, Phụ lục 9, Phụ lục 10, Phụ lục 11, Phụ lục 12, Phụ lục 13, Phụ lục 14, Phụ lục 15, Phụ lục 16, Phụ lục 17 của Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

2. Bãi bỏ khoản 3 và khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 47/2019/TT- BGTVT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

e) Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ

1. Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ như sau:
a) Bãi bỏ khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 3, khoản 1 Điều 4, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Phụ lục IV, Phụ lục V, Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII, Phụ lục IX, Phụ lục X;
b) Bỏ cụm từ “Mẫu Ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.” tại Điều 6.
2. Bãi bỏ khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 20/2020/TT-BGTVT ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2013/TT-BGVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ.

Trong khi đó Thông tư vẫn giữ nguyên quy định về phạm vi hoạt động của phương tiện: Phương tiện vận tải liên quốc gia được phép qua lại biên giới theo các cặp cửa khẩu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này; Phương tiện vận tải quá cảnh được phép vận chuyển theo các cặp cửa khẩu và tuyến quá cảnh được quy định tại Phụ lục II của Thông tư; Phương tiện không được phép vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của một Bên ký kết.

Theo  Thông tư 05/2022, phương tiện khi qua lại biên giới phải có các giấy tờ có giá trị sử dụng quy định tại Phụ lục III của Thông tư và phải xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. Trường hợp các giấy tờ nêu trên không in song ngữ gồm tiếng Việt và tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch tiếng Anh do cơ quan phát hành loại giấy tờ đó cấp hoặc do cơ quan công chứng hợp pháp xác nhận.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 05 năm 2022.

Tham khảo: Báo cáo logistics trong hoạt động xuất khẩu và chính sách, quy định, số tháng 6/2022


Tin tức liên quan

Vietnam wants to double inland container handling
Vietnam wants to double inland container handling

Vietnam’s government is considering investing up to US$800 million to add more inland container depots (ICDs) in the country by 2030.

Chìa khóa xuất khẩu gạo Việt vào thị trường Bắc Âu
Chìa khóa xuất khẩu gạo Việt vào thị trường Bắc Âu

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu cho biết, gạo là mặt hàng tăng trưởng rõ rệt nhất trong mấy năm gần đây vào Bắc Âu là mặt hàng gạo. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, lượng nhập khẩu gạo của Thuỵ Điển từ Việt Nam đã tăng lên đáng kể.

Vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng: Quy định về lập, phê duyệt phương án và chế tài liên quan
Vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng: Quy định về lập, phê duyệt phương án và chế tài liên quan

Theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 24/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập và phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng như sau:


Đã thêm vào giỏ hàng