Châu Á- châu Phi chiếm 67% tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam

Năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với khu vực châu Á - châu Phi ước đạt 458 tỷ USD, giảm 6,7% so với năm 2022.

Theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, năm 2023, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thương mại của Việt Nam với thế giới cũng chịu tác động không nhỏ, khu vực Á-Phi, cũng không nằm ngoài xu hướng giảm chung. Năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với khu vực châu Á - châu Phi ước đạt 458 tỷ USD, giảm 6,7% so với năm 2022.

Tuy nhiên, trong bức tranh thương mại tương đối ảm đạm, thương mại giữa Việt Nam với khu vực châu Á- châu Phi vẫn có những điểm sáng đáng ghi nhận.

Khu vực Á-Phi vẫn là khu vực thị trường quan trọng, chiếm hơn 67% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 183 tỷ USD, tương đương năm 2022, chiếm hơn 51% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.

Trong khi xuất khẩu của Việt Nam tới các khu vực khác bị sụt giảm thì xuất khẩu sang thị trường châu Á – châu Phi được giữ vững là cơ sở để hạn chế bớt sự sụt giảm của Việt Nam ra thế giới. Một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu tăng như Trung Quốc (6,2%), Ấn Độ (7,8%), Indonesia (13,8%), Trung Đông (13,5), châu Phi (4,)%).

Xuất khẩu các mặt hàng truyền thống và quan trọng của Việt Nam sang khu vực Á - Phi vẫn duy trì được tăng trưởng tốt. Cụ thể, phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 6,5 tỷ USD, tăng 23%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 28,3 tỷ USD, tăng 6,4%; giày dép các loại đạt 5,1 tỷ USD, tăng 2,5%; gạo đạt 3,8 tỷ USD, tăng 38,3%, hàng rau quả đạt 4,4 tỷ USD, tăng 86%; hạt điều đạt 1,7 tỷ USD, tăng 26%; cà phê đạt 1,2 tỷ USD, tăng 19%… Trong khi các nhóm hàng chế biến chế tạo, vật liệu xây 70 dựng, nhiên liệu khoáng sản bị sụt giảm thì nhóm hàng nông thủy sản có sự tăng trưởng tốt 14%.

Đáng chú ý, hoạt động xuất nhập khẩu với khu vực Á - Phi ngày càng đa dạng hóa. Bên cạnh các thị trường truyền thống như ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, các thị trường mới, thị trường ngách được đẩy mạnh khai thác và khai thác tốt, có mức tăng trưởng xuất nhập khẩu tốt. Chẳng hạn, khu vực châu Phi tăng 5,7%; khu vực Trung Đông tăng 1,7%...

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Các cảng Bờ Tây Hoa Kỳ tạm hoãn áp phí điều chỉnh container
Các cảng Bờ Tây Hoa Kỳ tạm hoãn áp phí điều chỉnh container

Sau khi đạt các kết quả khả quan trong việc giải phóng container tồn tại cảng biển, hai cảng của Hoa Kỳ là cảng Long Beach và cảng Los Angeles đã thông báo hoãn áp dụng “Phí điều chỉnh container” ít nhất cho đến ngày 29 tháng 11 năm 2021.

EU ngừng kiếm soát an toàn thực phẩm khẩn cấp đối với nhóm hàng bún, miến, phở, bánh đa của Việt Nam
EU ngừng kiếm soát an toàn thực phẩm khẩn cấp đối với nhóm hàng bún, miến, phở, bánh đa của Việt Nam

Ngày 13/6/2022 EU đã đăng công báo Quy định  (EU) 2022/913  ngày 30 tháng 5 năm  2022 sửa đổi Quy định mới về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU. Quy định có hiệu lực từ 3/7/2022

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng TP. Hồ Chí Minh vẫn giảm
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng TP. Hồ Chí Minh vẫn giảm

Kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) qua các cửa khẩu cảng TPHCM trong tháng 9 chưa hồi phục, vẫn giảm so với tháng trước đó do nhiều mặt hàng chủ lực giảm sâu.


Đã thêm vào giỏ hàng