Chi 193 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa

Đến trung tuần tháng 8, cả nước đã chi 193,18 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của cả nước cùng giảm mạnh kề từ đầu năm đến nay.

Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8 (1-15/8) đạt 14,22 tỷ USD, tăng 5,3% (tương ứng tăng 714 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 7/2023.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 8 tăng so với kỳ 2 tháng 7/2023 chủ yếu ở một số nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 491 triệu USD, tương ứng tăng 13,6%; xăng dầu các loại tăng 151 triệu USD, tăng 38,8%...

Như vậy, tính từ đầu năm đến hết 15/8, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 193,18 tỷ USD, giảm 22% (tương ứng giảm 54,52 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

Các nhóm hàng giảm mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 9,18 tỷ USD, tương ứng giảm 66,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 7,31 tỷ USD, tương ứng giảm 12,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 5,76 tỷ USD, tương ứng giảm 18,8%...

Trong kỳ 2 tháng 8, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI đạt 9,22 tỷ USD, tăng 6,9% (tương ứng tăng 595 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 7/2023.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/8, tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 124,51 tỷ USD, giảm 22,6% (tương ứng giảm 36,39 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 64,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Châu Á là khu vực thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 82% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước (cập nhật hết tháng 7).

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 258 tỷ USD
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 258 tỷ USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 258 tỷ USD, giảm 13,8% (tương ứng giảm 41,44 tỷ USD) so với cùng kỳ 2022.

Philippines dự kiến tăng giá lưu bãi container nước ngoài để giảm ách tắc
Philippines dự kiến tăng giá lưu bãi container nước ngoài để giảm ách tắc

Cơ quan quản lý cảng Philippine (PPA) đang đề xuất tăng phí lưu kho bãi đối với hàng container nước ngoài vượt quá thời gian lưu bãi miễn phí thêm 32% và đưa ra mức phụ phí 150% đối với container lạnh vượt quá thời gian lưu bãi miễn phí. Việc tăng phí được giải thích là nhằm thúc đẩy các chủ hàng nhanh chóng đưa container khỏi cảng và nhờ đó giảm bớt tắc nghẽn tại các bến cảng nước này.

Một số quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu
Một số quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu

Theo Quy định về phân loại, ghi nhãn và đóng gói các chất nguy hiểm (CLP) Quy định (EC) 1272/2008, nhãn của các chất nguy hiểm phải ghi rõ tên của chất đó; nguồn gốc xuất xứ của chất, cụ thể tên, địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối; biểu tượng nguy hiểm và dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng chất đó; và một tham chiếu đến những rủi ro đặc biệt phát sinh từ những mối nguy hiểm như vậy.


Đã thêm vào giỏ hàng