Chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến Châu Âu đã tăng hơn sáu lần trong một năm

Chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến châu Âu đã tăng hơn sáu lần trong vòng một năm, đạt mức cao kỷ lục do: tình trạng thiếu container rỗng vì đại dịch COVID-19 và xung đột địa chính trị đang làm gián đoạn thương mại toàn cầu, đẩy chi phí nhiên liệu lên cao

Chi phí vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc đến châu Âu đã tăng từ khoảng 2000 USD (1500 bảng Anh) một năm trước lên hơn 15.000 USD vào tháng 1/2022, theo số liệu từ công ty phân tích và dữ liệu vận chuyển Xeneta, trước khi điều chỉnh thành 11.000 USD vào đầu tháng 7/2022.

Chi phí vận chuyển tăng vọt khi người tiêu dùng chuyển từ tiết kiệm sang tăng cường mua hàng hóa trong khi dịch bệnh phức tạp trở lại cộng với xung đột địa chính trị tiếp tục làm gián đoạn chuỗi cung ứng của thế giới.

Theo Giám đốc điều hành của công ty Xeneta, Patrik Berglund, lượng hàng hóa giao dịch tăng đột biến nhưng lưu thông container gặp vấn đề: nhiều trong số đó bị kẹt ở những nơi không có nhu cầu vận chuyển trong khi những nơi có nhu cầu cao lại phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Nhiều container bị kẹt ở các cảng ở châu Mỹ, châu Âu, châu Đại dương thay vì kịp thời quay trở lại châu Á để đóng hàng xuất khẩu.

Hàng nghìn container rỗng bị bỏ lại tại các cảng châu Âu và Mỹ trong nửa đầu năm 2020 do COVID-19 khiến thương mại quốc tế bị gián đoạn do vận tải đường biển vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vận chuyển quốc tế (lưu ý sự khác biệt với vận chuyển trong nội địa, nơi vận tải đường bộ thường chiếm tỷ trọng lớn nhất). Khi nhu cầu tăng trở lại, giá cước vận tải tăng vọt do các công ty nhỏ hơn phải cạnh tranh gay gắt để đảm bảo chỗ trên các tàu container.

Các doanh nghiệp vận tải sau đó đã chuyển chi phí sang cho khách hàng trong bối cảnh nguồn cung bị hạn chế khiến các mặt hàng tăng giá. Chi phí vật liệu xây dựng cao hơn đáng kể và đến nay áp lực lạm phát đã hiện hữu ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.

Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị gia dụng của Vương quốc Anh đã báo cáo mức tăng chi phí lên tới 300% kể từ đầu năm 2020, với những trường hợp chi phí vận chuyển tăng nhiều hơn lợi nhuận từ hàng hóa. Hiệp hội này cũng cảnh báo rằng những chi phí này sẽ phải được chuyển cho khách hàng.

Theo dự báo của Josh Brazil, chuyên gia phân tích chuỗi cung ứng tại Project44, với giá cước giao ngay vẫn ở mức cao và điều kiện ở các cảng biển không thể cải thiện trong ngắn hạn đến trung hạn, lạm phát có thể sẽ tăng lên trên diện rộng.

Thương hiệu đồ nội thất lớn nhất thế giới -IKEA thông báo họ đã tăng giá trung bình 9% do phải đối mặt với chi phí vận chuyển và nguyên liệu ngày càng tăng. Công ty đang thuê thêm tàu, mua container và định tuyến lại hàng hóa giữa các nhà kho để giảm thiểu gián đoạn chuỗi cung ứng nhưng cho biết họ hiện buộc phải chuyển chi phí cho khách hàng.

British Glass, cơ quan thương mại của khu vực Anh, cảnh báo rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng cao có nghĩa là chi phí sản xuất của một lọ mứt hoặc một chai bia đang bắt đầu vượt xa giá trị của chính sản phẩm.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics châu Âu, số tháng 7/2022)


Tin tức liên quan

Thống nhất phân loại hàng dùng trong hệ thống ABS và hệ thống ESP/ESC
Thống nhất phân loại hàng dùng trong hệ thống ABS và hệ thống ESP/ESC

Để đảm bảo thống nhất phân loại hàng hóa, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện phân loại hàng hóa đối với một số mặt hàng dùng trong hệ thống ABS và hệ thống ESP/ESC.

Thị trường thế giới biến động phức tạp, đối tác Canada ngày càng quan tâm đến nguồn cung từ Việt Nam
Thị trường thế giới biến động phức tạp, đối tác Canada ngày càng quan tâm đến nguồn cung từ Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, trong bối cảnh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, Canada có nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung để tránh đứt gãy, đồng thời doanh nghiệp Canada và cơ quan chính sách Canada ngày càng quan tâm đến nguồn cung từ thị trường Việt Nam.

Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng trưởng vượt bậc
Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng trưởng vượt bậc

Mặc dù chỉ có 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Italy, nhưng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Italy lại có mức tăng trưởng vượt bậc.


Đã thêm vào giỏ hàng