Chính thức giảm 20% nhiều loại phí, lệ phí hàng hải

Cục Hàng hải VN có văn bản về việc triển khai thông tư của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông.

Theo Cục Hàng hải VN, Thông tư 59/2022 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Mức thu mới nhằm góp phần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam do chịu tác động của việc tăng giá nhiên liệu trong thời gian qua.

Cụ thể, mức thu phí, lệ phí hoạt động hàng hải nội địa gồm: Phí trọng tải tàu, thuyền; Phí bảo đảm hàng hải và Lệ phí ra, vào cảng biển giảm 20% so với mức thu hiện hành.

Từ 1/1/2023 các mức thu phí, lệ phí hàng hải hoạt động hàng hải nội địa áp dụng theo mức thu hiện hành (quy định tại văn bản hợp nhất số 18/VBHN-BTC ngày 30/12/2021 của Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải).

"Những cảng vụ hàng hải có đối tượng tàu thuyền áp dụng thu theo Thông tư số 248/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 thực hiện giảm từ 00 giờ 00 phút ngày 01/10/2022 đến hết 24h giờ 00 phút ngày 31/12/2022.

Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa giảm 50%; Phí trình báo đường thủy nội địa 2 giảm 50%. Từ 1/1/2023 thực hiện thu theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC", Cục Hàng hải VN thông báo.

Theo văn bản hợp nhất số 18/VBHN-BTC, phí trọng tải tàu, thuyền với hoạt động hàng hải nội địa, tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải, cảng chuyên dùng, cảng dầu khí ngoài khơi phải nộp phí trọng tải tàu, thuyền là 250 đồng/GT với mỗi lượt vào và lượt ra.

Tàu thuyền hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, mỗi lượt di chuyển từ bờ ra đảo và ngược lại nộp phí trọng tải tàu, thuyền theo mức 500 đồng/GT/lần cập cảng.

Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi lượt di chuyển từ khu vực hàng hải đến khu vực thăm dò dầu khí ngoài khơi thuộc khu vực quản lý của một cảng vụ hàng hải nộp phí trọng tải tàu, thuyền là 450 đồng/GT/lượt ra vào.

Với tàu thuyền cung ứng dịch vụ lai dắt, cung ứng nhiên liệu, thực phẩm trong một khu vực hàng hải, mức thu là 100 đồng/GT/ngày thực tế hoạt động.

Đối với mức thu phí bảo đảm hàng hải, tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải, cảng chuyên dùng, cảng dầu khí ngoài khơi, nếu có tổng dung tích dưới 2.000 GT sẽ phải nộp phí bảo đảm hàng hải lượt vào và lượt rời là là 300 đồng/GT/lượt. Trường hợp tàu thuyền có tổng dung tích từ 2.000 GT trở lên, phải nộp phí lượt vào và lượt rời là 600 đồng/GT/lượt.

Tàu thuyền hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, mỗi lượt di chuyển từ bờ ra đảo và ngược lại nộp phí bảo đảm hàng hải theo mức 550 đồng/GT/lần cập cảng.

Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi chu trình di chuyển từ khu vực hàng hải tới khu vực thăm dò dầu khí ngoài khơi thuộc khu vực quản lý của một cảng vụ hàng hải, phải nộp phí bảo đảm hàng hải cho mỗi lượt vào và lượt rời là 950 đồng/GT.

Đối với lệ phí ra, vào cảng biển, tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải, cảng chuyên dùng, cảng dầu khí ngoài khơi phải nộp lệ phí là 15.000 đồng/lượt với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT; 25.000 đồng/lượt với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 1.000 GT; 50.000 đồng/lượt với tàu thuyền có tổng dung tích từ 1.000 GT đến 5.000 GT; 100.000 đồng/lượt với tàu thuyền có tổng dung tích trên 5.000 GT. Trong đó, người nộp lệ phí được nộp một lần cho cả chuyến (gồm 1 lượt vào và 1 lượt rời).

Nguồn: Báo Giao Thông


Tin tức liên quan

Làm gì để Việt Nam thành trung tâm logistics mới của khu vực?
Làm gì để Việt Nam thành trung tâm logistics mới của khu vực?

Việt Nam có cơ hội thành một "hub logistics" mới của khu vực nhưng cần giải bài toán chính sách, hạ tầng, nhân lực để thành hiện thực.

Một số quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu
Một số quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu

Theo Quy định về phân loại, ghi nhãn và đóng gói các chất nguy hiểm (CLP) Quy định (EC) 1272/2008, nhãn của các chất nguy hiểm phải ghi rõ tên của chất đó; nguồn gốc xuất xứ của chất, cụ thể tên, địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối; biểu tượng nguy hiểm và dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng chất đó; và một tham chiếu đến những rủi ro đặc biệt phát sinh từ những mối nguy hiểm như vậy.

Nối lại thông quan hàng hoá qua Cửa khẩu Ka Long
Nối lại thông quan hàng hoá qua Cửa khẩu Ka Long

Cục Thương vụ và Quản lý cửa khẩu TP Đông Hưng (Trung Quốc) đã gửi thư trao đổi cho Ban Quản lý Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, trong đó thống nhất từ ngày 17/6/2022 khôi phục thông quan hàng chuỗi lạnh qua Cửa khẩu cầu Bắc Luân II và Lối mở Km3+4 Hải Yên; vận hành thử nghiệm hoạt động thông quan tại bến biên mậu Đông Hưng, thời gian hoạt động hàng ngày là 9 giờ-17 giờ (giờ Bắc Kinh), tức từ 8 giờ-16 giờ (giờ Hà Nội).


Đã thêm vào giỏ hàng