Cơ hội xuất khẩu sang Nigeria

Với số dân khoảng 200 triệu người, đứng đầu Châu Phi và xếp thứ 7 trên thế giới về dân số, Nigeria là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam tại khu vực Tây Phi. Nền nông nghiệp và công nghiệp chưa thực sự phát triển buộc quốc gia này phải nhập khẩu khoảng 90% lượng hàng hóa để phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Để nắm bắt những cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Nigeria, Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Nigeria sẽ phối hợp đồng tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Nigeria vào ngày 7/4/2022. Chương trình sẽ diễn ra trực tiếp tại thành phố Hải Phòng kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại.

Tại Phiên tư vấn, ông Trần Hùng Cường – Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Nigeria sẽ trực tiếp chia sẻ tới các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin cập nhật về tình hình, xu hướng thị trường, những quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu của thị trường Nigeria đối với một số sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm...

Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ tư vấn, giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm liên quan đến việc xuất, nhập khẩu sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm... với thị trường Nigeria như yêu cầu đối với chất lượng và phẩm cấp hàng hóa, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết các vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu...

Năm 2021, tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Nigeria đạt 50,4 tỷ USD, tăng 51% so với năm 2020. Trong đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nigeria là sản phẩm công nghiệp đạt 25,11 tỷ USD (chiếm 49,82% tổng kim ngạch nhập khẩu); các sản phẩm dầu khác đạt 15,6 tỷ USD (chiếm 30,96%); hàng hóa nông nghiệp đạt 4,75 tỷ USD (chiếm 9,44%) và nguyên liệu thô đạt 4,65 tỷ USD (chiếm 9,24%).

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria năm 2021 đạt 158,04 triệu USD, tăng 17,1% so với năm 2020. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Nigeria gồm chất dẻo nguyên liệu; hàng dệt may; điện thoại các loại và linh kiện; túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù; phương tiện vận tải và phụ tùng.

2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria đạt giá trị 16,32 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Trần Hùng Cường – Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Nigeria nhận định, mặc dù tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria vẫn ở mức khiêm tốn so với tổng giá trị nhập khẩu của nước này nhưng có thể thấy, các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam còn nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu sang Nigeria, nhất là với các mặt hàng nông sản và thủy hải sản. Thị trường Nigeria không quá khắt khe đối các mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng.

Bên cạnh thị trường 200 triệu người tiêu dùng của Nigeria, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn có thể tiếp cận thị trường các nước thuộc Cộng đồng kinh tế Tây Phi mà Nigeria là thành viên khi các quy định, tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu giữa thị trường các nước là khá tương đồng. Với 4 cảng lớn là Lagos, Warri, Port Harcourt và Calabar, Nigeria hiện là địa điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng hàng đầu của khu vực Tây Phi.

Ngoài ra, Nigeria đã chính thức tham gia Hiệp định thương mại tự do Châu Phi (AfCFTA) gồm 54/55 quốc gia tại châu lục này. AfCFTA là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới về số lượng các quốc gia tham gia, kể từ khi thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới và có thể hình thành một khu vực thị trường chung rộng lớn với hơn 1,2 tỷ người tiêu dùng, tạo ra một khối kinh tế 3,4 nghìn tỷ USD.

Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu cho rằng, với thị trường giàu tiềm năng như Nigeria thì việc tham gia Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Nigeria sẽ là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam được tư vấn, giải đáp các vấn đề thuộc mối quan tâm chi tiết, cụ thể của doanh nghiệp tới việc phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh với thị trường Nigeria. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nắm bắt thêm các cơ hội phù hợp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường khu vực Tây Phi này.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương


Tin tức liên quan

Sửa quy định quản lý đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
Sửa quy định quản lý đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan

Các quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan sẽ được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC nhằm đảm bảo công tác quản lý cũng như tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phù hợp hơn với thực tiễn hiện nay.

Cho phép 3 cầu cảng bến Tiên Sa được tiếp nhận tàu container
Cho phép 3 cầu cảng bến Tiên Sa được tiếp nhận tàu container

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản chấp thuận bổ sung công năng cầu cảng số 1, 2, 3 khu bến cảng Tiên Sa được phép tiếp nhận tàu container.

EU ngừng kiếm soát an toàn thực phẩm khẩn cấp đối với nhóm hàng bún, miến, phở, bánh đa của Việt Nam
EU ngừng kiếm soát an toàn thực phẩm khẩn cấp đối với nhóm hàng bún, miến, phở, bánh đa của Việt Nam

Ngày 13/6/2022 EU đã đăng công báo Quy định  (EU) 2022/913  ngày 30 tháng 5 năm  2022 sửa đổi Quy định mới về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU. Quy định có hiệu lực từ 3/7/2022


Đã thêm vào giỏ hàng