Doanh nghiệp logistics Hoa Kỳ đổi mới chính sách nguồn nhân lực

Nguồn cung lao động có kỹ năng và sẵn sàng gắn kết với doanh nghiệp đang trở nên khan hiếm trong lĩnh vực logistics tại Hoa Kỳ, nhất là sau khi nhiều người đã rời bỏ ngành vì dịch bệnh COVID-19.
 

1. Bối cảnh và yêu cầu đổi mới
Nguồn cung lao động có kỹ năng và sẵn sàng gắn kết với doanh nghiệp đang trở nên khan hiếm trong lĩnh vực logistics tại Hoa Kỳ, nhất là sau khi nhiều người đã rời bỏ ngành vì dịch bệnh COVID-19.

Các cuộc đình công trong ngành cảng biển, đường sắt, giao nhận, chuyển phát cộng với những cuộc đàm phán kéo dài giữa các doanh nghiệp và nghiệp đoàn người lao động cũng ảnh hưởng đến các hoạt động logistics quan trọng; đồng thời bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.

 Bất chấp tình trạng sa thải nhân công gần đây trong một số ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp logistics vẫn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân người lao động. Các công ty logistics đã thuê 253.000 công nhân mới trong tháng 4/2023, vượt xa ước tính 180.000 của Tạp chí Phố Wall.

Cũng trong tháng 4/2023, thu nhập trung bình mỗi giờ của người lao động trong lĩnh vực logistics đã tăng 0,5% so với tháng liền trước và tăng 4,4% so với một năm trước đó—cả hai mức tăng này đều cao hơn dự kiến. Ngay cả khi đối mặt với những rủi ro về kinh tế, lãi suất tăng và lạm phát cao, các tổ doanh nghiệp vẫn đang tuyển dụng và trả lương cao để thu hút nhân tài.

Biểu đồ: Lương trong lĩnh vực logistics theo năm công tác (đvt: USD/năm)

Nguồn: Peerless Research Group (PRG)

Trong khi một số ngành công nghiệp đang thu hẹp lực lượng lao động của họ, các doanh nghiệp logistics cho biết vẫn cần quỹ lao động an toàn cho cả công việc hiện tại và dự phòng trong các tình huống phát sinh hoặc các cú số mới. Để giải quyết vấn đề này, các công ty đang đẩy mạnh quy trình tuyển dụng và giữ chân nhân viên; các trường đại học và cơ sơ đào tạo đang tăng cường chương trình giảng dạy của họ để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng đảm nhận các vị trí còn trống; và các hiệp hội ngành đang giúp đỡ các thành viên của họ bằng cách cung cấp nhiều hỗ trợ, khóa học và hội thảo tập trung vào lao động hơn.

Abe Eshkenazi, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Quản lý chuỗi cung ứng (ASCM), cho biết đại dịch toàn cầu đã dẫn đến nhiều thay đổi trong lĩnh vực logistics, bao gồm sự bùng nổ đơn đặt hàng thương mại điện tử, nhu cầu giao hàng nhanh hơn và tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng dai dẳng.

Nhận thức của người lao động về việc công việc logistics và vận tải mang phần nhiều mang tính chất “tạm thời” hơn và ít cơ hội thăng tiến, thiếu các chương trình định hướng nghề nghiệp cũng đang ảnh hưởng đến khả năng tuyển dụng và giữ chân nhân viên của các công ty.

Một bộ phận người lao động vẫn cho rằng làm việc trong các kho hàng không phải là công việc họ muốn gắn bó lâu dài và hầu như không có triển vọng và sẵn sàng nắm bắt các cơ hội công việc mới mà họ cho là tốt hơn. Thiếu các chương trình giáo dục chính quy cho người lao động trong ngành logistics là một trong những một trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của ngành.

Những trở ngại này có thể trở thành vấn đề lớn trong một lĩnh vực mà 46% những người trả lời Khảo sát về lương quản lý logistics năm 2023 của Peerless Research Group nói rằng họ “luôn cởi mở” để tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn. Và trong khi 31% nói rằng họ hài lòng với vị trí hiện tại, 20% đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới một cách thụ động và 3% đang tích cực tìm kiếm.

Để lấp đầy những chỗ trống, các công ty đang thu hút nhiều phụ nữ hơn và các ứng viên đa dạng khác, đẩy mạnh các chương trình đào tạo của họ và đảm bảo rằng các vị trí mang lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống mà nhiều lao động vừa gia nhập thị trường đang tìm kiếm.

Khi khảo sát thực trạng của thị trường lao động logistics, Sarah Banks, giám đốc điều hành tại Accenture, cho rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để có nguồn lao động chất lượng và ổn định sẽ vẫn là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược tồn tại và phát triển của họ trên thị trường logistics.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng một số điểm sáng đang được ghi nhận trên thị trường lao động. Người lao động quay trở lại thị trường nhiều hơn, một số vị trí như làm việc tại cảng, tiếp xúc đông người…không còn quá khó để tuyển dụng như trong thời kỳ dịch bệnh.

Các doanh nghiệp trong ngành logistics cũng đang đánh giá lại các vị trí việc làm, yêu cầu và phúc lợi cần có cho ừng vị trí công việc để chuẩn bị cho các chiến lược tuyển dụng mới. Một số cho biết khác với thời kỳ dịch bệnh, khi người lao động có thể nhanh chóng từ bỏ công việc để đảm bảo an toàn tính mạng hay sức khỏe, giờ đây họ có sự gắn kết hơn với những việc làm có thu nhập cao và ổn định.

2. Những xu hướng mới và kinh nghiệm của một số doanh nghiệp thành công

Để quản lý tốt hơn nguồn nhân lực trong bối thị trường lao động hạn chế, các doanh nghiệp logistics của Hoa Kỳ đứng trước áp lực đổi mới cả về công nghệ và quản lý để ổn định lao động, đa dạng hóa nguồn cung và giảm rủi ro gián đoạn vì các hoạt động đình công.

Những xu hướng gần đây cho thấy ngành bắt đầug thu hút nhiều lao động nữ hơn và các ứng viên cho các vị trí công việc cũng đa dạng hơn; đẩy mạnh các chương trình đào tạo và đào tại lại; đầu tư vào tự động hóa. Đặc biệt các cuộc khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến các giải pháp mới nhằm đảm bảo cân bằng giữa công việc và cuộc sống của người lao động (phúc lợi vật chất và tinh thần).

Các tổ chức cũng đang tập trung vào sự gắn kết của nhân viên vốn đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm vào năm 2022, với chỉ 32% nhân viên cảm thấy “gắn kết” với công việc của họ. Do đó các doanh nghiệp logistics đang phải tìm ra những cách mới để đảm bảo sự hài lòng và trung thành của nhân viên, cũng như giúp họ làm việc hiệu quả hơn.

Theo phân tích của Tom Derry, Giám đốc điều hành của Viện Quản lý Cung ứng (ISM), thực tế hiện nay là người lao động có nhiều lựa chọn. Ví dụ, cócông ty sử dụng khoảng 25.000 người trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng, nhưng đã chứng kiến lệ thay thế nhân viên lên tới 80% tỷ vào năm ngoái vì người lao động có thể tìm thấy các cơ hội việc làm mới mà họ ưa thích hơn.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua suy giảm, công nhân sẽ chuyển việc để kiếm thêm dù một hoặc hai đô la Mỹ mỗi giờ làm việc. Để ngăn chặn chảy máu chất xám hoặc nguồn lao động đã có kinh nghiệm ra ngoài, các công ty đang đưa ra các khoản tiền thưởng ký hợp đồng, tín dụng học phí và các đặc quyền khác giúp họ định vị mình là “nhà tuyển dụng được lựa chọn” trong thị trường lao động tại Mỹ hiện nay.

Một số doanh nghiệp cho biết sẽ trả cho người lao động mức lương cạnh tranh, đồng thời giúp họ có được những kỹ năng mới và thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Để thăng tiến, 53% chuyên gia mà Peerless Research Group khảo sát chủ yếu dựa vào mạng lưới cá nhân hoặc mạng xã hội; 28% đã đạt được các chứng chỉ trong ngành; và 22% tham gia các lớp học hoặc lấy bằng về kinh doanh hoặc lĩnh vực liên quan. 18% số người được hỏi nói rằng việc gia nhập một ngành hoặc hiệp hội nghề nghiệp đã giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp, trong khi 15% nói rằng tham gia các lớp học hoặc lấy bằng về vận tải, logistics hoặc chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong sự thăng tiến nghề nghiệp của họ.

Những phúc lợi phong phú cho đào tạo mà các doanh nghiệp logistics mang lợi cho nhân viên không tốn nhiều chi phí, nhưng phần thưởng có thể rất đáng kể. Khi họ không ngừng học hỏi và phát triển, nhân viên sẽ có nhiều khả năng làm việc hiệu quả và yêu thích công việc hơn. Họ cũng sẽ đưa ra những ý tưởng và giải pháp mới, đồng thời tạo ra sản phẩm chất lượng cao dẫn đến sự hài lòng của khách hàng cao hơn và cải thiện lợi nhuận. Lợi ích của việc đào tạo liên tục là người lao động sẽ thấy họ được quan tâm phát triển, hiệu suất tăng lên. Đặc biệt là đối với một số bộ phận cộng sự mà doanh nghiệp thực sự muốn giữ chân, tức là những cá nhân có đầu óc nghề nghiệp quan tâm đến thăng tiến. Họ không chỉ đến làm việc theo ca và nhận tiền lương mà còn nghĩ về tương lai xa hơn khi trình độ của họ được cải thiện.

Để tăng tỷ lệ nhân viên gắn bó với công việc theo thời gian, các công ty đang đưa ra các lựa chọn lịch trình linh hoạt và trao cho nhân viên nhiều quyền tự chủ hơn, ví dụ có thể nghỉ chiều thứ Sáu để tham dự trận bóng đá dành cho trẻ em hoặc hoạt động của trường học nếu thực sự cần và đã hoàn thành cơ bản công việc trong tuần.

Các nhà quản lý logistics và kho hàng cũng đang sử dụng nhiều công nghệ hơn để đảm bảo rằng tất cả các ca làm việc đều được đảm bảo một cách khoa học, hiệu quả. Ví dụ: họ đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng tính logic trong quy trình lên lịch ca làm việc. AI giúp các công ty kết hợp những nhân viên có kỹ năng phù hợp với những vị trí phù hợp và những ca làm việc có tính linh hoạt cao.

Theo một nghiên cứu gần đây của Accenture về số hóa trong lĩnh vực logistics, hầu hết trong số 600 chuyên gia chuỗi cung ứng được thăm dò ý kiến đều cho rằng trọng tâm kỹ thuật số là “hoàn toàn bắt buộc” đối với tương lai của các tổ chức của họ.

Điều này đang thay đổi cách các công ty tuyển dụng và các kỹ năng mà họ quan tâm. Ví dụ, các dịch vụ logistics tích hợp cần đến các nhân sự hiểu dữ liệu và phân tích, đồng thời có thể khai thác sức mạnh của các công nghệ tiên tiến như AI, Internet vạn vật (IoT) và học máy. Nghiên cứu về sự trưởng thành của AI của Accenture cho thấy chỉ có 12% công ty đang sử dụng AI để vượt qua các đối thủ cạnh tranh của họ, chẳng hạn như về tăng trưởng doanh thu. Một cuộc khảo sát khác của Accenture giữa các giám đốc điều hành của C-suite cho thấy 80% công ty có kế hoạch tăng cường đầu tư vào AI có trách nhiệm.

Nhiều nhà lãnh đạo đã nghiên cứu công nghệ này trong những năm gần đây, nhưng hầu hết mới chỉ khám phá bề nổi tiềm năng. Trong khi đó, AI sẽ tiếp tục được phát triển để tham gia quá trình phân tích và quản trị các chuỗi cung ứng phức tạp, điều phối các hoạt động logistics trong chuỗi. Ví dụ: các công ty đang sử dụng AI để lập mô hình kịch bản và kiểm tra mức độ căng thẳng chuỗi cung ứng bằng bản sao kỹ thuật số để cải thiện khả năng phục hồi. AI và điện toán đám mây cũng đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc giúp các công ty theo dõi và giải quyết rủi ro của nhà cung cấp.

Trong tương lai gần, nhiều quy trình thủ công sẽ được chuyển sang tự động hóa, với các ứng dụng người máy hoặc các quy trình được hỗ trợ bởi AI, và thay thế một phần vai trò của lực lượng lao động.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang thách thức các doanh nghiệp và buộc các nhà lãnh đạo công ty phải đổi mới cách thức vận hành doanh nghiệp. Trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dựa trên dữ liệu, tính bền vững và chuyển đổi kỹ thuật số không phải là những thuật ngữ xa lạ mà là những tiến bộ thúc đẩy sự phát triển của công nghệ quản lý chuỗi cung ứng lên một cấp độ mới vào năm 2023.

Tuy nhiên, theo lập luận của các chuyên gia, ngay cả khi áp dụng nhiều robot và tự động hóa kho hàng hơn, các công ty sẽ cần những cá nhân có kỹ năng để làm việc cùng và vận hành thiết bị tự động.

Các nhà cung cấp dịch vụ logistics cũng đang mở các trung tâm phân phối mới và có thể cần thêm lao động, tùy thuộc vào khu vực cụ thể. Theo các chuyên gia, nhu cầu về nhân sự chất lượng cao vẫn tồn tại ở hầu hết mọi khu vực của Hoa Kỳ và trên mọi khía cạnh của mô hình phân phối. Việc có những cá nhân có năng lực sẽ rất quan trọng để giúp các công ty thiết kế kịch bản ứng phó với những thay đổi.

Tóm lại, trước những xu hướng mới của thị trường, các doanh nghiệp logistics được khuyến nghị tiếp tục ứng dụng công nghệ, song song với đó là đảm bảo nguồn nhân lực tối ưu thông qua tính đa dạng, công bằng và hòa nhập (DE&I), qua đó tạo ra một môi trường làm việc đủ sức đủ thu hút và giữ chân các lao động chất lượng cao.

Nguồn: Trung tâm Thông tin CN&TM, trích từ Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ, thực hiện định kỳ hàng tháng. 


Tin tức liên quan

Hơn 100.000 ô tô từ nước ngoài lăn bánh về Việt Nam
Hơn 100.000 ô tô từ nước ngoài lăn bánh về Việt Nam

Lượng ô tô nhập khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao trong nửa đầu tháng 9 (1-15/9), theo thông tin Tổng cục Hải quan công bố chiều 20/9.

Nhập siêu 2,7 tỷ USD trong nửa đầu tháng 5
Nhập siêu 2,7 tỷ USD trong nửa đầu tháng 5

Nửa đầu tháng 5, cán cân thương mại thâm hụt lớn với con số nhập siêu lên đến 2,7 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 258 tỷ USD
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 258 tỷ USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 258 tỷ USD, giảm 13,8% (tương ứng giảm 41,44 tỷ USD) so với cùng kỳ 2022.


Đã thêm vào giỏ hàng