Dự thảo Thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định EVFTA đến năm 2027

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu giai đoạn 2022 – 2027 (Hiệp định EVFTA).

Dự thảo Thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định EVFTA đến năm 2027

Theo dự thảo, Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất cho từng năm, kể từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31/12/2027, áp dụng đối với 737 dòng thuế.

Về mức thuế xuất khẩu ưu đãi: Thuế suất trung bình năm 2022 là 14,8%; năm 2023 là 10,1%; năm 2024 là 9,6%; năm 2025 là 8,4%; năm 2026 là 8% và năm 2027 là 7,5%.

Về điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định EVFTA: Hiệp định EVFTA là hiệp định thứ hai sau Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam cam kết cắt giảm/xoá bỏ thuế xuất khẩu. Hiệp định này không có quy định cụ thể về các điều kiện để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi. Tuy nhiên, để đảm bảo kiểm soát được hàng hóa thực tế được nhập khẩu vào các lãnh thổ quy định tại Nghị định theo đúng đối tượng và tránh gian lận thương mại, dự thảo Nghị định quy định điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi là có bản sao chứng từ vận tải và tờ khai hải quan nhập khẩu thể hiện đích đến thuộc các lãnh thổ quy định tại Nghị định.

Về thủ tục áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định EVFTA: Theo quy định hiện hành, người khai hải quan thực hiện khai hải quan theo quy định tại mục V của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, biểu thuế xuất khẩu ưu đãi ban hành kèm theo dự thảo Nghị định chỉ áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu có điểm đến là các lãnh thổ quy định tại Nghị định nên cần bổ sung 02 loại hồ sơ (bản sao chứng từ vận tải và bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu) để tránh các trường hợp gian lận thương mại. Việc bổ sung này không phát sinh thêm thủ tục hành chính mà chỉ phát sinh thêm giấy tờ cần nộp để chứng minh lô hàng đủ điều kiện được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi. Việc bổ sung bản sao chứng từ vận tải và bản sao tờ khai nhập khẩu phù hợp với quy định của Điều 71 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ 6,3%-1%

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt EVFTA theo AHTN 2022 giai đoạn 2022 - 2027 gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất cho từng năm, kể từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31/12/2027.

Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bình quân cho từng năm là: Năm 2022 là 6,3%; năm 2023 là 4,7%; năm 2024 là 3,5%; năm 2025 là 2,3%; năm 2026 là 1,7% và năm 2027 là 1%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phụ lục II đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan thuộc các nhóm: 04.07 (trứng gia cầm), 17.01 (đường), 24.01 (lá thuốc lá) và 25.01 (muối) là mức thuế suất trong hạn ngạch.

Dự thảo Nghị định quy định các điều kiện để hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA, gồm: (1) Thuộc biểu thuế quy định tại Phụ lục II; (2) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các lãnh thổ quy định tại Nghị định, và hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; (3)
Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định EVFTA.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương


Tin tức liên quan

Tìm hiểu 10 cảng bận rộn nhất tại Đức tính đến đầu năm 2023
Tìm hiểu 10 cảng bận rộn nhất tại Đức tính đến đầu năm 2023

Đức có đường bờ biển dài dọc theo Biển Bắc và Biển Baltic. Rải rác dọc bờ biển này có một số lượng lớn các cảng biển đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Nhóm 10 cảng bận rộn nhất của Đức được trang bị tốt và cung cấp nhiều loại cơ sở vật chất có thể tiếp nhận nhiều loại tàu khác nhau.

Sắp khai trương tuyến vận chuyển hàng container nội địa tại cảng Chân Mây
Sắp khai trương tuyến vận chuyển hàng container nội địa tại cảng Chân Mây

Tuyến vận chuyển hàng container nội địa tại cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) sẽ chính thức khai trương đưa vào khai thác từ đầu tháng 12/2022.

Anh công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, hàng hóa xuất khẩu được lợi gì?
Anh công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, hàng hóa xuất khẩu được lợi gì?

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin, trong khuôn khổ Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Vương quốc Anh sẽ công nhận các ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường.


Đã thêm vào giỏ hàng