Đức đã xác nhận cam kết triển khai các thủ tục không cần giấy tờ trong vận chuyển hàng hóa

Đức đã xác nhận cam kết triển khai các thủ tục không cần giấy tờ trong vận chuyển hàng hóa bằng cách gia nhập giao thức e-CMR.

Được áp dụng từ năm 2011, phiên bản kỹ thuật số của Công ước Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa (CMR) cho đến nay đã được 31 quốc gia phê chuẩn. Việc gia nhập của Đức, quốc gia trung chuyển quan trọng nhất trong Liên minh châu Âu, là một bước tiến quan trọng để số hóa hơn nữa vận chuyển hàng hóa.

Theo quyết định của Quốc hội Đức vào năm 2021, chính phủ Đức đã gửi thông báo liên quan tới Liên hợp quốc để các quốc gia đối tác nắm được.

Tiêu chuẩn e-CMR sẽ cho phép những người tham gia lĩnh vực logistics của quốc gia này cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn nữa cho khách hàng của họ, cả trong nước và quốc tế.

Bằng cách loại bỏ thủ tục giấy tờ không hiệu quả, các giải pháp dựa trên giao thức e-CMR giúp giảm chi phí xử lý, giảm chậm trễ trong thủ tục hành chính và lập hóa đơn, đồng thời giảm sự “vênh nhau” về thủ tục tại các địa điểm giao hàng.

Tiêu chuẩn kỹ thuật số cũng tăng cường tính minh bạch và bảo mật trên toàn bộ chuỗi logistics; độ chính xác của dữ liệu được cải thiện để theo dõi các lô hàng với khả năng truy cập thời gian thực vào thông tin nhận hàng và giao hàng cần thiết cho cả các hãng vận tải và các chủ hàng.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics châu Âu, số tháng 5/2022)


Tin tức liên quan

Tập trung xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
Tập trung xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Tới hết tháng 9/2023, XK sang top 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều vượt mốc 1 tỷ USD. Trong đó, thị trường Trung Quốc – Hồng Kông mang về cho thủy sản Việt Nam lượng ngoại tệ 1,15 tỷ USD trong 3 quý đầu năm, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022.

Quy định mới tạo thuận lợi trong quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
Quy định mới tạo thuận lợi trong quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư 33 có hiệu lực từ ngày 15/7 và thay thế các thông tư số: 38/2018/TT-BTC, 62/2019/TT-BTC, 47/2020/TT-BTC, 07/2021/TT-BTC.

Mở cửa thị trường Mỹ đối với mặt hàng quả dừa sọ Việt Nam
Mở cửa thị trường Mỹ đối với mặt hàng quả dừa sọ Việt Nam

Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS), Bộ Nông nghiệp Mỹ APHIS vừa có văn bản thông báo về việc cho phép Việt Nam xuất khẩu dừa sang thị trường này. Theo đó, Mỹ yêu cầu dừa non tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải được gọt bỏ toàn bộ phần vỏ xanh và ít nhất 75% phần xơ dừa.


Đã thêm vào giỏ hàng