EU đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu

Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Thỏa thuận được ký kết một ngày sau khi nhóm Các quốc gia công nghiệp và phát triển (G7) tuyên bố thành lập một “Câu lạc bộ khí hậu quốc tế”, nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp xanh hơn. Ông Pascal Canfin, Chủ tịch Ủy ban Môi trường của Nghị viện châu Âu cho biết: Lần đầu tiên, EU sẽ đảm bảo đối xử công bằng với các doanh nghiệp, những công ty phải trả phí thải carbon ở châu Âu và các đối thủ nước ngoài, những công ty không trả phí. Đây là một bước quan trọng sẽ cho phép EU làm nhiều hơn cho khí hậu trong khi bảo vệ các doanh nghiệp và việc làm. 

EU cho hay, CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu, nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU, họ sẽ phải mua "chứng chỉ khí thải" theo mức giá carbon hiện nay tại EU.

Việc đánh thuế này là trụ cột quan trọng trong các chính sách khí hậu của châu Âu và cũng là một trong những cơ chế mà EU có để khuyến khích các đối tác thương mại khử carbon trong lĩnh vực sản xuất. EU là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu. Chúng tôi đã thảo luận vấn đề này trong hơn 20 năm qua. Đây là một thỏa thuận lịch sử về khí hậu”.

Theo Nghị viện châu Âu, CBAM được thiết kế để tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ. Dự kiến, 27 quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm CBAM vào tháng 10/2023. Việc lên thời gian biểu để thực hiện cơ chế này sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra vào cuối tuần này. EU cam kết nhằm giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với các mức ghi nhận năm 1990 và đạt mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2050.

Trước đó, năm 2005, EU bắt đầu thực hiện đánh thuế về việc xả thải carbon ra môi trường. Theo đó, các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp tại EU bắt buộc phải trả tiền cho mỗi tấn carbon xả thải ra môi trường. Thuế carbon được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để điều chỉnh lượng xả thải carbon hằng năm tuân theo thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 mà các quốc gia đã ký kết.


Tin tức liên quan

TÌM HIỂU DỊCH VỤ LOGISTICS CHO THỊ TRƯỜNG DROPSHIPPING TẠI HOA KỲ
TÌM HIỂU DỊCH VỤ LOGISTICS CHO THỊ TRƯỜNG DROPSHIPPING TẠI HOA KỲ

Theo số liệu từ Statista (2022), quy mô thị trường Dropshipping toàn cầu dự kiến đạt 621 tỷ USD vào năm 2028, từ mức 162 tỷ USD vào năm 2021, với tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) là 20,7%/năm trong giai đoạn 2022-2028.

Quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu
Quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu

Hiện nay, các qui định về nhãn mác của Thụy Điển phù hợp với các qui định chung của EU. Ngôn ngữ trên nhãn mác phải có ít nhất 1 trong ba thứ tiếng là Thuỵ Điển, Đan Mạch, và Na Uy.

Đức đã xác nhận cam kết triển khai các thủ tục không cần giấy tờ trong vận chuyển hàng hóa
Đức đã xác nhận cam kết triển khai các thủ tục không cần giấy tờ trong vận chuyển hàng hóa

Đức đã xác nhận cam kết triển khai các thủ tục không cần giấy tờ trong vận chuyển hàng hóa bằng cách gia nhập giao thức e-CMR.


Đã thêm vào giỏ hàng