EU gỡ bỏ kiểm soát một số mặt hàng rau gia vị của Việt Nam

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức ban hành Quy định (EU) 2023/174 sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số hàng hóa được nhập khẩu vào EU.

Cụ thể, quy định đối với một số mặt hàng của Việt Nam như sau: mì ăn liền có chứa gia vị/bột nêm hoặc nước sốt, quả thanh long sẽ có tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật là 20%; đậu bắp và ớt chuông thuộc giống Capsicum vẫn duy trì tần suất kiểm tra là 50%. Riêng đậu bắp sản xuất tại Việt Nam bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II, với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật do phía Việt Nam cấp.

Đặc biệt, so với Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022, 4 sản phẩm của Việt Nam là: mùi tây (parsley), rau mùi (coriander leaves), húng quế (basil), bạc hà (mint) không còn bị EU áp dụng các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp. Như vậy, các sản phẩm rau gia vị trên của Việt Nam đã được EU gỡ bỏ kiểm soát, không còn bị kiểm soát ở mức 50% khi xuất khẩu vào thị trường EU.
Theo Quy định (EU) 2023/174, sản phẩm mì ăn liền của Hàn Quốc và Việt Nam đều chịu tần suất kiểm tra là 20%; đối với ớt chuông của Uganda, Sri Lanka, Dominica và Việt Nam chịu tần suất kiểm tra là 50%.

Định kỳ 6 tháng một lần, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu (EC) họp để xem xét, đánh giá mức độ vi phạm về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của các quốc gia xuất khẩu vào EU. Sau đó, EU sẽ thông báo những thay đổi trong quy định về các biện pháp kiểm soát.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển


Tin tức liên quan

Làn sóng bổ sung tàu container mới có thể giúp hạ giá cước?
Làn sóng bổ sung tàu container mới có thể giúp hạ giá cước?

Nếu sự thiếu hụt năng lực vận chuyển trong vài năm qua để lại hậu quả rất rõ nét đối với nền kinh tế toàn cầu, thì tình trạng dư thừa có thể lại là mảng màu chủ đạo cho bức tranh thị trường vận tải container toàn cầu trong thời gian tới.
TÌM HIỂU DỊCH VỤ LOGISTICS CHO THỊ TRƯỜNG DROPSHIPPING TẠI HOA KỲ
TÌM HIỂU DỊCH VỤ LOGISTICS CHO THỊ TRƯỜNG DROPSHIPPING TẠI HOA KỲ

Theo số liệu từ Statista (2022), quy mô thị trường Dropshipping toàn cầu dự kiến đạt 621 tỷ USD vào năm 2028, từ mức 162 tỷ USD vào năm 2021, với tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) là 20,7%/năm trong giai đoạn 2022-2028.
Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào bởi Hiệp định ưu đãi thương mại Pakistan - Thổ Nhĩ Kỳ
Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào bởi Hiệp định ưu đãi thương mại Pakistan - Thổ Nhĩ Kỳ

1. Giới thiệu về định ưu đãi thương mại (PTA) giữa Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ  Ngày 12/08/2022 tại Islamabad Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ ký hiệp định ưu đãi thương mại (PTA). Việc ký PTA là bước đầu tiên thực hiện “Hiệp định khung về thiết lập khu vực mậu dịch tự do Pakistan-Thổ Nhĩ Kỳ” ký ngày 22/03/2016.

Đã thêm vào giỏ hàng