Gần 300 triệu tấn hàng qua cảng biển trong 5 tháng đầu năm 2023

Sản lượng hàng hóa qua cảng biển 5 tháng đầu năm 2023 tiếp tục giảm nhẹ, đạt gần 300 triệu tấn.

Cụ thể, khối lượng hàng hóa qua cảng biển trong 5 tháng đầu năm đạt 296,102 triệu tấn (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng), giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 71,7 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022. Hàng nhập khẩu đạt gần 84,4 triệu tấn, giảm 3%. Hàng nội địa đạt gần 140 triệu tấn, giảm 2%. Hàng quá cảnh xếp dỡ đạt 681 nghìn tấn.

Khối lượng hàng hóa container thông qua cảng biển 5 tháng đầu năm 2023 là 9,713 triệu Teus, giảm 8% với cùng kỳ năm 2022.

Riêng trong tháng 5, khối lượng hàng hóa qua cảng biển đạt hơn 63,3 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng hàng container tính theo Teus đạt 2.079 Teus, giảm 7%.

Đáng chú ý, theo lãnh đạo Cục Hàng hải VN, các khu vực cảng biển có khối lượng thông qua cao nhất trong cả nước đều giảm sút. Cụ thể, khu vực Vũng Tàu giảm 13%, Hải Phòng giảm 3%, TP. HCM giảm 3%.

Ngoài ra, một số khu vực khác có khối lượng thông qua giảm mạnh từ 23% đến 51% như Thái Bình, Quy Nhơn, Quảng Ngãi; Quảng Trị, Kiên Giang, An Giang giảm so với cùng kỳ năm trước.

Điểm sáng thuộc về một số khu vực khi có sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng như Nha Trang tăng 23%, Đồng Nai tăng 10%, Cần Thơ tăng 14%, Bình Thuận tăng 15%, Thanh Hóa tăng 16%, Đồng Tháp tăng 292% và Thừa Thiên Huế tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước;

Cùng với mức giảm của khối lượng hàng hóa thông qua, khối lượng hàng hóa container thông qua cảng (đơn vị tính Teus) tại những cảng biển lớn cũng đều giảm như TP. HCM giảm 9,17%, Vũng Tàu giảm 13%, Hải Phòng giảm 3%.

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, ước tính trong 6 tháng đầu năm, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển vẫn sẽ tiếp tục giảm khoảng 3%, đạt khoảng 359,467 triệu tấn. Với hàng container, ước đạt 11,792 triệu TEUs, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Cục hàng hải Việt Nam


Tin tức liên quan

Tác động của thỏa thuận xanh châu Âu đến việc nhập khẩu hàng hóa vào EU
Tác động của thỏa thuận xanh châu Âu đến việc nhập khẩu hàng hóa vào EU

Thỏa thuận xanh châu Âu (EGD) có thể ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu vào EU theo nhiều cách. Ngoài việc thiết lập các tiêu chuẩn bền vững cao hơn trong các quy trình sản xuất và công nghiệp chính, EGD sẽ yêu cầu các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp thêm thông tin về các sản phẩm mà họ xuất khẩu sang châu Âu. Điều này có nghĩa là tăng chi phí trong ngắn hạn và tăng khả năng cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu bền vững trong dài hạn.

Quy định mới tạo thuận lợi trong quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
Quy định mới tạo thuận lợi trong quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư 33 có hiệu lực từ ngày 15/7 và thay thế các thông tư số: 38/2018/TT-BTC, 62/2019/TT-BTC, 47/2020/TT-BTC, 07/2021/TT-BTC.

Xuất khẩu cao su quý III/2022 đạt hơn 930 triệu USD
Xuất khẩu cao su quý III/2022 đạt hơn 930 triệu USD

Trong quý III/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 609,17 nghìn tấn, trị giá 930,86 triệu USD, tăng 6% về lượng, nhưng giảm 1,8% về trị giá so với cùng kỳ.


Đã thêm vào giỏ hàng