Giá thép thế giới được dự kiến sẽ thiết lập kỷ lục mới

Nhà máy thép khổng lồ Azovstal của Ukraine đã bị tấn công trong cuộc giao tranh ở thành phố cảng Mariupol vào cuối tuần vừa qua. Theo các nhà phân tích, giá thép dự kiến sẽ tiếp tục được thiết lập trên thị trường thép châu Âu, với mức giá kỷ lục và cảnh báo châu Âu cần chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng thép mới.

Thế giới đang bị ảnh hưởng bởi tác động của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Thị trường năng lượng toàn cầu bị ảnh hưởng trầm trọng. Ngoài dầu mỏ, thép là nền tảng của nền kinh tế hiện đại. Thép được tìm thấy trong mọi thứ, từ những tòa nhà chọc trời, ô tô đến máy giặt và đường sắt. Cuộc chiến tranh này đã biến thép thành một mặt hàng xa xỉ, giá đã tăng chóng mặt.

Các chuyên gia cho rằng, một trong những lý do khiến giá thép tăng cao là do quy mô của ngành công nghiệp thép của Nga và Ukraine. Nga là nước xuất khẩu thép lớn thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi Ukraine đứng thứ tám. Hai quốc gia chiếm một phần ba tổng nhập khẩu thép của EU – hoặc gần 10% nhu cầu của khu vực này.

Ngoài ra, thép được sản xuất ở châu Âu hiện nay có tới 40% từ các lò hồ quang điện (loại thép SSAB “xanh” không có sự tham gia của nhiên liệu hóa thạch). Vấn đề hiện tại là châu Âu đang thiếu năng lượng, do vậy sẽ gây áp lực lên sản xuất và giá thép.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển


Tin tức liên quan

Hướng đi mới trong xuất khẩu dệt may sang Australia
Hướng đi mới trong xuất khẩu dệt may sang Australia

Dù giảm nhập sản phẩm dệt may từ nhiều thị trường, song Australia lại tăng nhập khẩu sản phẩm dệt may từ Việt Nam.

Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP
Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giai đoạn 2022 - 2027.

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI VÀ LOGISTICS GIỮA TRUNG QUỐC - ASEAN
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI VÀ LOGISTICS GIỮA TRUNG QUỐC - ASEAN

Hiệp định RCEP, thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới cho đến nay, có hiệu lực vào ngày đầu tiên của năm 2022. Kể từ đó, nó đã mang lại lợi ích hữu hình cho hợp tác kinh tế nói chung và logistics nói riêng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.


Đã thêm vào giỏ hàng