Hà Nội là điểm đến thứ 3 về khối lượng hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không từ Hàn Quốc

Một cuộc khảo sát đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc cho thấy Hồng Kông (Trung Quốc) là điểm đến phổ biến nhất cho xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không của Hàn Quốc, còn Hà Nội đứng thứ ba.

Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục triển khai các giải pháp để đảm bảo vận chuyển hàng hóa cho các nhà xuất khẩu, nhưng lần này, vận tải hàng không đang được tổ chức đấu thầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp.

Thỏa thuận giữa Cơ quan Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khởi nghiệp Hàn Quốc (KOSMES), với công ty hàng không  Korean Air Lines (KAL) và tập đoàn chuyển phát nhanh DHL Hoa Kỳ, chi nhánh Hàn Quốc, để vận chuyển hàng hóa với mức giá chiết khấu bắt đầu vào tháng 9/2022 và tiếp tục kéo dài đến cuối năm.

Hàng tuần, hãng hàng không Hàn Quốc (KAL) sẽ dự trữ công suất tối đa 12 tấn để dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc có nhu cầu vận chuyển trong các chuyến bay Incheon-Hồng Kông và Incheon-Hà Nội.

Các tuyến đường hàng không từ Incheon đến Hồng Kông và Hà Nội đang có nhu cầu cao, vì các thành phố sau này là cửa ngõ đến miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Một cuộc khảo sát đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc cho thấy Hồng Kông là điểm đến phổ biến nhất cho xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không của Hàn Quốc, còn Hà Nội đứng thứ ba.

Theo KOSMES, những hỗ trợ này được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần ổn định các yêu cầu về hậu cần để chuẩn bị cho sự gia tăng sản lượng hàng hóa trong nửa cuối năm 2022.

Với DHL, KOSMES đang thu xếp vận chuyển hàng không chiết khấu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khối lượng hàng hóa nhỏ. Thông qua đó, chi phí hậu cần cho các nhà bán lẻ thương mại điện tử, có quy mô hàng hóa nhỏ, sẽ được giảm xuống.

Theo Trưởng bộ phận tăng trưởng toàn cầu tại KOSMES, Kim Moon-hwan, nhu cầu vận tải hàng không ngày càng tăng do thương mại điện tử đang phát triển, và có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn do chi phí vận chuyển tăng. Vì thế, Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ tích cực để giảm bớt gánh nặng về vận tải cho các doanh nghiệp và duy trì tăng trưởng xuất khẩu.

Vào tháng 9 năm 2021, KOSMES và Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc đã yêu cầu tất cả các nhà khai thác tàu và trung chuyển của Hàn Quốc huy động tàu cho các chuyến đi xuyên Thái Bình Dương và Hàn Quốc-Đông Nam Á.

Trong khi giá cước vận chuyển đường biển cho hàng đóng container đang giảm, đặc biệt là sau khi Thượng Hải đóng cửa ba tháng, dữ liệu về vận chuyển hàng hóa đường hàng không lại cho thấy một số dấu hiệu cải thiện.

Trước đó, dịch vụ dữ liệu Clive của Xeneta cho biết nhu cầu vận tải hàng không chậm lại đã chạm đáy vào tháng 8 với mức giảm 5% so với tháng 8/2021. Tháng 6 và tháng 7 chứng kiến nhu cầu giảm 8% và 9%. Tuy nhiên, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không dự báo tăng trong quý 4/2022, do nhu cầu tiêu dùng và mua sắm cuối năm.

VITIC (trích từ báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc, số tháng 10/2022)


Tin tức liên quan

Đức đã xác nhận cam kết triển khai các thủ tục không cần giấy tờ trong vận chuyển hàng hóa
Đức đã xác nhận cam kết triển khai các thủ tục không cần giấy tờ trong vận chuyển hàng hóa

Đức đã xác nhận cam kết triển khai các thủ tục không cần giấy tờ trong vận chuyển hàng hóa bằng cách gia nhập giao thức e-CMR.

Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng trưởng vượt bậc
Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng trưởng vượt bậc

Mặc dù chỉ có 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Italy, nhưng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Italy lại có mức tăng trưởng vượt bậc.

Kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển vận tải hàng không giá rẻ cho nông sản
Kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển vận tải hàng không giá rẻ cho nông sản

Các hãng hàng không giá rẻ của Nhật Bản đang nỗ lực phát vận chuyển hàng hóa thông qua nhiều các sáng kiến mới bao gồm cả hỗ trợ vận chuyển cá tươi đến các nước trong khu vực.


Đã thêm vào giỏ hàng