Hải Phòng ban hành quy định mới giảm phí hạ tầng cảng biển với vận tải thủy nội địa

Hội đồng Nhân dân (HĐND) Thành phố Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 148/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND TP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng.

Trước yêu cầu của thực tiễn và nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, xuất, nhập khẩu hàng hóa phục hồi trong bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế nhiều khó khăn, Hội đồng Nhân dân (HĐND) Thành phố Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 148/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND TP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng.

Theo đó, HĐND TP.Hải Phòng khoá XVI, kỳ họp thứ 9 quyết định sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 148/2016/NQ- HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực của khẩu cảng biển Hải Phòng.

Về đối tượng miễn, giảm thu phí:

+ Miễn thu phí đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc phòng; hàng hóa viện trợ,cứu trợ nhân đạo.

+ Giảm 50% mức thu phí đối với hàng hóa của đối tượng nộp phí khi vào cảng và rời cảng bằng phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến đường thủy.

Thời gian có hiệu lực: Từ ngày 1/1/2023.

Về trách nhiệm tổ chức thực hiện: HĐND Thành phố giao Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết đúng quy định của pháp luật. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố,Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết. 

Trước đó, kể từ năm 2017 đến nay TP. Hải Phòng đã thu phí đối với hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy được gần 6 năm và đã nhận được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét điều chỉnh quy định về phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy tại Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 29/9/2020 cũng như chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại văn bản số 4732/VPCP-CN.

Vào tháng 10/2022, 5 Hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến vận tải đường thủy nội địa đã có kiến nghị gửi TP Hải Phòng, gồm Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC), Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam và Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA). Các Hiệp hội doanh nghiệp nhấn mạnh, với vai trò bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp hội viên trong đó có các doanh nghiệp liên quan đến vận tải đường thủy nội địa và phản biện xã hội đối với các quy định giúp cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện, xử lý, tháo gỡ các vướng mắc gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp; các Hiệp hội đã có nhiều văn bản phản ánh với các cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ GTVT và HĐND, UBND TP. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh về kiến nghị xem xét không thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng, cảng biển Hồ Chí Minh đối với hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy nội địa.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo hoạt động logistics trong xuất khẩu một số mặt hàng tiêu biểu, số tháng 12/2022). 


Tin tức liên quan

Cơ chế nào giúp kinh tế hàng hải đột phá hậu Covid-19?
Cơ chế nào giúp kinh tế hàng hải đột phá hậu Covid-19?

Nhiều ý kiến cho rằng, cơ chế hỗ trợ tài chính cần triển khai mạnh mẽ hơn nữa tạo đà cho DN hàng hải bứt phá trong và sau dịch Covid-19.

10 SỰ KIỆN LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2023
10 SỰ KIỆN LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2023

1. Khởi động xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics

Thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương bắt đầu xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến 2045 nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp logistics, đưa dịch vụ logistics phát triển, tạo sự kết nối giữa các địa phương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. 

Logistics Việt Nam làm cách nào thích ứng với bối cảnh mới?
Logistics Việt Nam làm cách nào thích ứng với bối cảnh mới?

Thị trường xuất nhập khẩu được dự kiến sẽ ấm dần lên trong năm 2024 kéo theo nhu cầu về vận tải tăng cao, vậy cách nào giúp ngành logistics Việt Nam thích ứng


Đã thêm vào giỏ hàng