Hàn Quốc tăng cường đội tàu trung chuyển

Tổng công ty kinh doanh đại dương Hàn Quốc Seoul (KOBC) lên kế hoạch hỗ trợ tài chính cho 20 tàu trung chuyển mới cho tuyến đường Hàn Quốc- Nhật Bản.

Mười chiếc tàu với tải trọng 1.000 TEU và 10 chiếc 700 TEU sẽ được thuê dài hạn để hỗ trợ các nhà khai thác tàu trung chuyển của Hàn Quốc bởi họ cho rằng chi phí đóng mới tăng cao là một trở ngại đối với việc đổi mới đội tàu của mình. Dựa trên giá đóng mới ước tính là 20 triệu USD, dự án có thể tiêu tốn tới 400 triệu USD mặc dù KOBC có thể bắt đầu với đơn đặt hàng quy mô nhỏ hơn là từ 4 đến 8 tàu.

KOBC đã thực hiện một cuộc khảo sát cho thấy 10 nhà khai thác trung chuyển địa phương cần tàu 700-1.000 TEU để duy trì thị phần trên tuyến Hàn Quốc- Nhật Bản. Giá đóng mới đang đạt mức cao lịch sử, khiến việc đảm bảo giá thuê tàu cạnh tranh trở nên khó khăn.

Tại Hội nghị vận tải hàng hóa gần biển Hàn Quốc, đại diện cho các nhà khai thác tàu trung chuyển của Hàn Quốc hoạt động trên tuyến đường Hàn Quốc-Nhật Bản cho biết gần đây đã viết thư cho KOBC, yêu cầu bổ sung thêm đội tàu trung chuyển để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. 

Cơ quan thương mại cho biết các tàu từ 1.000 TEU trở xuống đang thiếu nguồn cung gây khó khăn cho các thành viên trong việc đảm bảo trọng tải. Họ đang đàm phán với các nhà máy đóng tàu Hyundai Mipo, HJ Shipbuilding, Dae Sun và Daehan để đóng 4-5 tàu trung chuyển giao hàng vào năm 2025. Mặc dù KOBC sẽ là chủ sở hữu hợp pháp của các tàu nhưng các hợp đồng thuê tàu sẽ đi kèm với các tùy chọn để gia hạn hợp đồng thuê hoặc mua tàu.

Hiện tại, KOBC sở hữu 15 tàu container: với 4 tàu tải trọng 8.600 TEU và 6 tàu 4.600 teu mua lại từ HMM cũng như năm tàu chở hóa chất.

Nhật Bản là đối tác thương mại lớn của Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Năm 2022, thương mại container giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đạt tổng cộng 1,7 triệu TEU giảm 3% vào năm 2021. Chỉ số tổng hợp container Hàn Quốc của KOBC cho thấy giá cước vận tải Hàn Quốc- Nhật Bản ở mức 451 USD/TEU vào ngày 8 tháng 5 năm 2023, giảm 2 USD so với cuối tháng 4/2023.

Mặc dù giá cước đang giảm dần theo khối lượng hàng hóa, các nhà khai thác đường trung chuyển của Hàn Quốc muốn duy trì khả năng cạnh tranh của mình, vì họ cảm thấy bị đe dọa bởi sự mở rộng của các đối thủ nước ngoài như Sealand_công ty con của Maersk và CNC Line, đơn vị nội Á của CMA CGM. Và đầu năm 2023, ONE đã tham gia X-Press Feeders có trụ sở tại Singapore trong thương mại Hàn Quốc- Nhật Bản.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc, tháng 5/2023)


Tin tức liên quan

Khủng hoảng thiếu điện buộc EU sẽ phải tìm kiếm nguồn thép rẻ ở châu Á gồm Việt Nam?
Khủng hoảng thiếu điện buộc EU sẽ phải tìm kiếm nguồn thép rẻ ở châu Á gồm Việt Nam?

Với việc EU sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, người mua thép EU sẽ cần tìm kiếm các nguồn thép rẻ hơn ở châu Á, bao gồm Việt Nam...

Xuất khẩu ớt sang Hàn Quốc cần nghiêm quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Xuất khẩu ớt sang Hàn Quốc cần nghiêm quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Sau khi phát hiện các mẫu ớt có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, Hàn Quốc đã siết chặt kiểm soát ớt xuất khẩu sang thị trường này.

Châu Á- châu Phi chiếm 67% tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam
Châu Á- châu Phi chiếm 67% tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam

Năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với khu vực châu Á - châu Phi ước đạt 458 tỷ USD, giảm 6,7% so với năm 2022.


Đã thêm vào giỏ hàng