Hết tháng 9 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 500 tỷ USD

Hết tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 500 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư gần 22 tỷ USD.

 

Theo số liệu thống kê sơ bộ được Tổng cục Hải quan công bố chiều nay (10/10), tháng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong tháng 9/2023 đạt 59,16 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu đạt 30,68 tỷ USD, giảm 6,3% so với tháng 8/2023.

Trong tháng có 7 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,48 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,04 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 4,07 tỷ USD; dệt may đạt 2,57 tỷ USD giày dép đạt 1,34 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,21 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,14 tỷ USD.

Trong 7 nhóm hàng chủ lực chỉ 2 nhóm có kim ngạch tăng so với tháng trước là: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 12,3%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,7%.

Trong khi phương tiện vận tải và phụ tùng duy trì mức kim ngạch như tháng trước.

4 nhóm hàng còn lại, 3 nhóm giảm mạnh hai con số là: dệt may giảm 25,5%; giày dép giảm 22,2%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 12%. Trong khi điện thoại các loại và linh kiện giảm nhẹ 2,1%.

Tính chung hết tháng 9,tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 258,97 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chiều ngược lại, nhập khẩu trong tháng 9 ghi nhận con số 28,48 tỷ USD, giảm 2,9% so với tháng trước.

3 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên trong tháng 9. Lớn nhất vẫn là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 8,59 tỷ USD, tăng 2,4% so với tháng trước. Tiếp đến là, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,58 tỷ USD, giảm 4,1%; vải đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 1,5%.

Hết tháng 9, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 237,33 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ 2022.

Như vậy, hết tháng 9, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 496,3 tỷ USD. Cán cân thương mại đạt thặng dư 21,64 tỷ USD.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Tin tức liên quan

Maersk và Hapag-Lloyd thông báo trước cho các chủ hàng về phụ phí ETS của Châu Âu
Maersk và Hapag-Lloyd thông báo trước cho các chủ hàng về phụ phí ETS của Châu Âu

Hai công ty vận tải biển lớn hàng đầu đã thông báo chi tiết về các khoản phụ phí dự kiến mà các chủ hàng sẽ phải đối mặt trong năm tới khi ngành vận tải biển điều chỉnh để phù hợp với hệ thống giao dịch khí thải của Liên minh Châu Âu (EU ETS).  Maersk cảnh báo rằng những chi phí này sẽ rất lớn.

Nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia tăng 105,6%
Nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia tăng 105,6%

Xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.

Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam
Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam

Nhiều năm qua, Hoa Kỳ luôn giữ vị trí là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, trong đó nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch hàng tỷ USD/năm.


Đã thêm vào giỏ hàng