Hiệp hội vận tải kỹ thuật số container cam kết áp dụng 100% vận đơn điện tử (eBL) vào năm 2030

Hiệp hội vận tải container kỹ thuật số (DCSA) vào ngày 16/2/2023 thông báo 9 thành viên là các hãng vận tải biển lớn với quy mô hoạt động toàn cầu cam kết áp dụng 100% vận đơn điện tử (eBL) dựa trên các tiêu chuẩn của DCSA vào năm 2030.

Digital Container Shipping Association (DCSA) là một tổ chức trung lập, phi lợi nhuận được thành lập bởi các hãng vận tải biển lớn nhằm số hóa và tiêu chuẩn hóa ngành vận tải container. Với sứ mệnh dẫn dắt ngành hướng tới sự hợp tác có hệ thống, DCSA thúc đẩy các sáng kiến nhằm mục đích giúp các dịch vụ vận tải container trở nên minh bạch, đáng tin cậy, dễ sử dụng, an toàn và thân thiện với môi trường. Các tiêu chuẩn nguồn mở của DCSA được phát triển dựa trên đầu vào từ các nhà cung cấp dịch vụ thành viên DCSA, các bên liên quan trong ngành và các chuyên gia công nghệ từ các ngành khác.

Các hãng vận tải thành viên của DCSA bao gồm : MSC, Maersk, CMA CGM, Hapag-Lloyd, ONE, Evergreen, Yang Ming, HMM và ZIM.

Theo Hiệp hội vận tải container kỹ thuật số, việc chuyển đổi từ vận đơn giấy sang vận đơn điện tử có thể tiết kiệm được 6,5 tỷ USD trong chi phí trực tiếp cho các bên liên quan, tạo ra 30-40 tỷ USD trong tăng trưởng thương mại toàn cầu hàng năm, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng tính bền vững.

Vận đơn đường biển là một trong những chứng từ thương mại quan trọng nhất trong vận tải container, có chức năng như một tài liệu về quyền sở hữu, biên nhận hàng hóa được vận chuyển và một bản ghi các điều khoản và điều kiện đã thỏa thuận. Các hãng vận tải biển phát hành khoảng 45 triệu vận đơn mỗi năm, nhưng vào năm 2021, chỉ 1,2% trong số này là vận đơn điện tử.

Các quy trình thủ công, dựa trên giấy tờ không chỉ gây tốn thời gian, chi phí mà còn không bền vững về mặt môi trường đối với các bên liên quan trong chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp. Các quy trình dựa trên giấy tờ sẽ gặp vấn đề khi hàng hóa trong cảng không thể được chuyển ra ngoài vì vận đơn gốc hoặc chứng từ sở hữu không đến hoặc không thể được xử lý thủ công kịp thời. Ngược lại, các quy trình kỹ thuật số cho phép dữ liệu được lưu chuyển ngay lập tức và an toàn, giảm sự chậm trễ và lãng phí.

Hơn nữa, chuyển đổi trao đổi tài liệu thông qua eBL sẽ đẩy nhanh quá trình số hóa để mang lại lợi ích cho các khách hàng chủ hàng, ngân hàng, cơ quan hải quan/ các cơ quan nhà nước khác, nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển và tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng hàng hải.

Theo phân tích của Thomas Bagge, Giám đốc điều hành (CEO), DCSA. số hóa thương mại quốc tế mang lại tiềm năng cải thiện hiệu quả logistics và sẽ có đóng góp to lớn đối với nền kinh tế thế giới, thông qua việc giảm rủi ro, xung đột về thủ tục, tạo thuận lợi thương mại, thông qua đó giúp các nguồn lực trên thế giới được sử dụng hiệu quả hơn và đưa hàng triệu người thoát nghèo. Điều này báo trước sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong vận tải container khi ngành chuyển đổi sang tự động hóa quy mô lớn và thương mại hoàn toàn không cần giấy tờ. Số hóa tài liệu có khả năng biến đổi thương mại quốc tế và đòi hỏi sự hợp tác từ tất cả các bên liên quan. Do đó, DCSA hoan nghênh cam kết của các thành viên của Hiệp hội trong việc cùng nhau đạt được cột mốc quan trọng về vận đơn kỹ thuật số.

Nguồn: Trích từ Báo cáo quy định, chính sách trong lĩnh vực Logistics Việt Nam và thế giới, tháng 2/2023


Tin tức liên quan

Kích hoạt cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dược phẩm
Kích hoạt cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dược phẩm

Ngành y dược tại Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài nhờ vào những lợi thế về vị trí địa lý, sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liền và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các đối tác lớn trên thế giới đã được ký kết.

Ngành dệt may tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 39 - 40 tỷ USD
Ngành dệt may tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 39 - 40 tỷ USD

6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,6% so với cùng kỳ 2022. Các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm mọi giải pháp giữ chân người lao động, giữ chân khách hàng…

Những điều doanh nghiệp cần biết để khai thác tốt lợi thế từ các FTA
Những điều doanh nghiệp cần biết để khai thác tốt lợi thế từ các FTA

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều FTA, trong đó đã ký kết và thực thi các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA EU-Việt Nam (EVFTA), FTA Anh-Việt Nam (UKVFTA) và gần đây nhất là RCEP.


Đã thêm vào giỏ hàng