Hơn 28 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 (từ ngày 1-15/11) đạt 28,4 tỷ USD, giảm 6,3% (tương ứng giảm 1,91 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2022.

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 11 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/11 đạt gần 644,7 tỷ USD, tăng 13,1%, tương ứng tăng 74,63 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021.

Trong kỳ 1 tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,15 tỷ USD. Tuy nhiên lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2022, cán cân thương mại hàng hóa vẫn thặng dư 8,66 tỷ USD.

Xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 đạt 13,63 tỷ USD, giảm 16,7% (tương ứng giảm 2,73 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 10/2022.

Các nhóm hàng giảm mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,17 tỷ USD, tương ứng giảm 41,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 296 triệu USD, tương ứng giảm 14,3%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 290 triệu USD, tương ứng giảm 10,9%; dầu thô giảm 115 triệu USD, tương ứng giảm 49,2%...

Tính đến hết 15/11/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 326,68 tỷ USD, tăng 14,8% tương ứng tăng 42,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 11 đạt 14,78 tỷ USD, tăng 5,8% (tương ứng tăng 813 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2022.

Một số nhóm hàng tăng đáng chú ý như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 284 triệu USD, tương ứng tăng 16,9%; dầu thô tăng 217 triệu USD, tương ứng tăng 54,8%; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 153 triệu USD, tương ứng tăng 99,8%...

Tính đến hết 15/11, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 318,02 tỷ USD, tăng 11,4% (tương ứng tăng 32,44 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Nguồn: Hải Quan Online


Tin tức liên quan

Khủng hoảng thiếu điện buộc EU sẽ phải tìm kiếm nguồn thép rẻ ở châu Á gồm Việt Nam?
Khủng hoảng thiếu điện buộc EU sẽ phải tìm kiếm nguồn thép rẻ ở châu Á gồm Việt Nam?

Với việc EU sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, người mua thép EU sẽ cần tìm kiếm các nguồn thép rẻ hơn ở châu Á, bao gồm Việt Nam...

Nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia tăng 105,6%
Nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia tăng 105,6%

Xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.

Vận tải hàng không của Trung Quốc tiếp tục phục hồi
Vận tải hàng không của Trung Quốc tiếp tục phục hồi

Theo Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, vận tải hàng không dân dụng của Trung Quốc đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 4/2023, tổng doanh thu vận tải của ngành là 9,31 tỷ tấn.km, tăng 214,5% so với cùng kỳ năm 2022 và phục hồi lên 88,6% so với mức được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019, trước khi bùng phát COVID-19.


Đã thêm vào giỏ hàng