Hơn 50.000 ô tô nhập khẩu về cảng Tân Vũ

Cảng Tân Vũ (thuộc Công ty CP cảng Hải Phòng) là cảng nhập khẩu ô tô chủ yếu ở khu vực cảng Hải Phòng.

Theo Công ty CP cảng Hải Phòng, đến cuối tháng 12/2023, đã có hơn 50.000 ô tô các loại, vận chuyển trên tàu chuyên dụng RORO nhập khẩu về cảng Tân Vũ. Năm 2023 cũng là năm thứ 3 liên tiếp Cảng Tân Vũ nhận chứng chỉ “Zero Accident” (cho việc khai thác dịch vụ RORO an toàn) do hãng tàu NYK trao tặng.

Ngoài khu vực cảng Hải Phòng và khu vực cảng TPHCM là hai địa bàn nhập khẩu ô tô chủ yếu của cả nước.

Hiện nay, Việt Nam có 6 khu vực cảng biển được nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 16 chỗ ngồi. 4 khu vực cảng còn lại gồm: Cái Lân (Quảng Ninh), Ngi Sơn (Thanh Hóa), Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Liên quan đến hoạt động nhập khẩu ô tô, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 12 (1-15/12) cả nước nhập khẩu 3.416 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 86,786 triệu USD.

Tính chung từ đầu năm đến 15/12, cả nước nhập khẩu 114.708 ô tô nguyên chiếc các loại, kim ngạch đạt 2,74 tỷ USD. Kết quả này giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái khi lượng xe giảm tới hơn 48.000 xe, kim ngạch giảm gần 900 triệu USD.

Về thị trường (cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 11), Thái Lan dẫn đầu với 50.144 xe, kim ngạch đạt 1,074 tỷ USD. Tính bình quân mỗi ô tô nhập khẩu từ quốc gia này hơn 21.000 USD/xe (chưa thuế).

Indonesia đứng thứ hai với 40.474 xe, kim ngạch 574,38 triệu USD. Như vậy, tính trị giá bình quân ô tô nhập khẩu từ Indonesia gần 14.200 USD/xe (chưa thuế).

Thị trường Trung Quốc đứng thứ ba với 9.843 xe, kim ngạch 360,27 triệu USD. Trị giá bình quân mỗi ô tô nhập từ Trung Quốc khoảng 36.600 USD/xe (chưa thuế).

Trị giá bình quân ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc cao hơn so với 2 thị trường lớn ở Đông Nam Á do dòng xe nhập khẩu chủ yếu là ô tải và ô tô chuyên dụng, trong khi xe nhập từ Thái Lan và Indonesia là xe từ 9 chỗ trở xuống và ở phân khúc phổ thông.

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Giá nhiên liệu tăng tạo áp lực lớn lên chi phí logistics và chi tiêu dùng tại Nhật Bản
Giá nhiên liệu tăng tạo áp lực lớn lên chi phí logistics và chi tiêu dùng tại Nhật Bản

Giá dầu thô tăng đã đẩy chi phí vận chuyển và các chi phí logistics khác đồng loạt tăng (ví dụ như chi phí đóng gói, lưu kho, bảo quản hàng hóa) tại Nhật Bản, trong khi đồng yên yếu hơn đang làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu nói chung. Do đó, chỉ số giá tiêu dùng của nước này (không bao gồm thực phẩm tươi sống có biến động giá lớn) từ tháng 4/2022 đã tăng lên ngưỡng cao nhất trong 7 năm trở lại đây.

Chính thức có quy chuẩn kỹ thuật riêng dành cho bến xe hàng
Chính thức có quy chuẩn kỹ thuật riêng dành cho bến xe hàng

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia riêng về bến xe hàng (quy chuẩn 114), có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Vận tải hàng không của Trung Quốc tiếp tục phục hồi
Vận tải hàng không của Trung Quốc tiếp tục phục hồi

Theo Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, vận tải hàng không dân dụng của Trung Quốc đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 4/2023, tổng doanh thu vận tải của ngành là 9,31 tỷ tấn.km, tăng 214,5% so với cùng kỳ năm 2022 và phục hồi lên 88,6% so với mức được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019, trước khi bùng phát COVID-19.


Đã thêm vào giỏ hàng