Hướng dẫn DN sử dụng Hệ thống quản lý số hóa thực phẩm nhập khẩu vào thị trường Đài Loan

Hệ thống quản lý số hóa thực phẩm nhập khẩu vào thị trường Đài Loan

Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) nhận được thông tin liên quan tới việc Đài Loan đưa ra thông báo chính thức sử dụng Hệ thống quản lý số hóa thực phẩm được nhập khẩu vào Đài Loan.

Theo đó, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài loan (TFDA) trực thuộc Cơ quan Quản lý Y tế và phúc lợi Đài Loan (MOHW) có thông báo:

1. Kể từ ngày 1/8/2022, Đài Loan sẽ chính thức sử dụng Hệ thống quản lý số hóa thực phẩm nhập khẩu vào thị trường này. Theo đó, đơn xin kiểm tra đánh giá tính hệ thống các sản phẩm xuất khẩu vào Đài Loan sẽ phải nộp theo hình thức trực tuyến, các hồ sơ đã nộp trước ngày 01/8/2022 sẽ không cần phải khai lại trên Hệ thống. Phía Đài Loan sẽ không thụ lý Hồ sơ bằng giấy  tờ/văn bản các đơn xin kiểm tra đánh giá tính hệ thống (bao gồm việc tăng mới thêm các doanh nghiệp xuất khẩu vào Đài Loan).

2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, để quản lý các sản phẩm có mức độ rủi ro cao về an toàn thực phẩm, trước khi xuất khẩu vào Đài Loan cần tiến hành kiểm tra đánh giá tính hệ thống.

MOHW đã ban hành Biện pháp thực thi kiểm tra đánh giá tính hệ thống thực phẩm xuất khẩu, phạm vi các sản phẩm cần tiến hành kiểm tra đánh giá tính hệ thống thực phẩm xuất khẩu, phạm vi các sản phẩm cần tiến hành đánh giá tính hệ thống bao gồm: "sản phẩm thịt". "sản phẩm thủy sản", "chế phẩm sữa", "trứng","dầu mỡ động vật" và "sản phẩm xuất xứ từ hươu khác". Các nước xuất khẩu cần có đơn xin kiểm tra đánh giá tính hệ thống  và được thông qua thì các sản phẩm này mới được xuất khẩu vào Đài Loan.

3. TFDA đã xây dựng Hệ thống quản lý số hóa thực phẩm nhập khẩu vào Đài Loan (Imported Food Digital Management System - IFDM), các đối tác có thể thoogn qua IFDM để xin tiến hành kiểm tra đánh giá tính hệ thống.

4. TFDA gửi Sổ tay hướng dẫn thao tác Hệ thống quản lý số hóa thực phẩm nhập khẩu vào Đài Loan và Phụ lục Q&A để đối tác tham khảo.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương


Tin tức liên quan

Giá nhiên liệu tăng tạo áp lực lớn lên chi phí logistics và chi tiêu dùng tại Nhật Bản
Giá nhiên liệu tăng tạo áp lực lớn lên chi phí logistics và chi tiêu dùng tại Nhật Bản

Giá dầu thô tăng đã đẩy chi phí vận chuyển và các chi phí logistics khác đồng loạt tăng (ví dụ như chi phí đóng gói, lưu kho, bảo quản hàng hóa) tại Nhật Bản, trong khi đồng yên yếu hơn đang làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu nói chung. Do đó, chỉ số giá tiêu dùng của nước này (không bao gồm thực phẩm tươi sống có biến động giá lớn) từ tháng 4/2022 đã tăng lên ngưỡng cao nhất trong 7 năm trở lại đây.

Cảng Hamburg (Đức) dự kiến tăng phí cảng từ ngày 01 tháng 01 năm 2024
Cảng Hamburg (Đức) dự kiến tăng phí cảng từ ngày 01 tháng 01 năm 2024

Do lạm phát tiếp tục ở mức rất cao và giá cả tăng cao, Cơ quan quản lý Cảng Hamburg-Đức (HPA) sẽ tăng phí cảng trung bình 6,5% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

Các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường Bắc Âu
Các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường Bắc Âu

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý muốn vào thị trường Bắc Âu, ngoài việc cung cấp đúng sản phẩm còn phải tuân thủ rất nhiều các qui định của thị trường.


Đã thêm vào giỏ hàng