Hướng dẫn mới về cấp C/O

Theo quy định tại Thông tư 36/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, từ 21/7/2023, doanh nghiệp xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) phải nộp phí.

Mức thu phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 60.000 đồng/bộ

Thông tư 36/2023/TT-BTC ngày 06/6/2023 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) có hiệu lực từ 21/7/2023.

Theo đó, mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định như sau:
- Trường hợp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 60.000 đồng/bộ
- Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 30.000 đồng/bộ C/O.

Người nộp phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là thương nhân có hồ sơ đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu trên cho tổ chức thu phí khi nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư này gồm: Bộ Công Thương và cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương uỷ quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý ngoại thương.

Như vậy, từ 21/7/2023, chính thức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, thay vì phải đến trực tiếp cơ quan quản lý nộp phí, doanh nghiệp có thể thực hiện thanh toán phí/lệ phí C/O bằng hình thức trực tuyến. Hình thức này nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và các chi phí phát sinh khác. Sau khi thực hiện nộp phí/lệ phí C/O, doanh nghiệp sẽ nhận được biên lai qua email đã đăng ký với cơ quan quản lý.

Tại các Hội nghị tập huấn thực hiện nộp phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương nhấn mạnh, trong thời gian tới, Bộ sẽ hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện nộp phí, nếu cần giải đáp, doanh nghiệp có thể chủ động liên hệ với các đơn vị chuyên môn để hướng dẫn thêm.

Để việc thực hiện nộp phí được nhanh chóng, chính xác doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và theo dõi các văn bản hướng dẫn từ cơ quan quản lý ban hành trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (www.moit.gov.vn); Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (https://ecosys.gov.vn/) và website (http://vsign.vn/).

Ngoài ra, để đảm bảo việc hỗ trợ được thuận tiện, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu tới Vsign.vn để hỗ trợ chuyên sâu hơn trong quá trình gặp vướng mắc về nộp phí C/O này thông qua 03 số điện thoại hỗ trợ: Hotline: (024) 62705538 - Hà Nội (024) 22205513 - Hồ Chí Minh (028) 39152880 và email: dangkyca@ecomviet.vn

Vsign (tại địa chỉ http://vsign.vn) là sản phẩm do Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) xây dựng và phát triển. Vsign ra đời với mục đích cung cấp giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng chữ ký số, in mẫu form C/O theo chuẩn mẫu của Bộ Công Thương và nhiều tiện ích khác, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm thời gian tra cứu thông tin hoặc thực hiện công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Danh mục các câu hỏi doanh nghiệp thường gặp được tổng hợp tại http://vsign.vn

Thời gian qua, Vsign luôn đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, hệ thống đã tiếp nhận và xử lý gần 2.000 email của doanh nghiệp yêu cầu giải đáp và hỗ trợ liên quan đến việc khai báo C/O, xử lý yêu cầu về C/O mẫu D điện tử… Bên cạnh đó, Vsign đã biên tập lại những thông tin hướng dẫn được chia sẻ trong các lớp tập huấn để doanh nghiệp có thể hệ thống lại các trình tự thực hiện, thao tác thanh toán khi cần xin cấp phép C/O. Doanh nghiệp xin cấp C/O có thể tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác tại mục FAQ-Câu hỏi thường gặp trên http://vsign.vn.

Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)


Tin tức liên quan

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 5 tháng
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 5 tháng

Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU vẫn là các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 5 tháng, song xuất khẩu sang các thị trường này đang gặp khó khăn.

VKFTA thúc đẩy thương mại, đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam
VKFTA thúc đẩy thương mại, đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam

Việt Nam và Hàn Quốc đã, đang tận dụng tốt các cam kết từ VKFTA, qua đó đóng góp tích cực vào mối quan hệ song phương giữa hai nước về thương mại và đầu tư.

EU thông qua quy định về Cơ chế cân bằng carbon (CBAM)
EU thông qua quy định về Cơ chế cân bằng carbon (CBAM)

Ngày 16 tháng 5 năm 2023 Ủy ban Châu Âu ban hành quy định (EU) 2023/956 ngày 10/5/2023 Về Thiết lập cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM) tại EU.


Đã thêm vào giỏ hàng