IMO cải tiến quản lý dữ liệu, đánh giá và dự báo chi phí vận tải biển ở Thái Bình Dương

Chi phí vận tải đặc biệt quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương, nơi có các quốc gia và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và những quốc gia đang phải đối mặt với chi phí vận chuyển và thương mại tương đối cao, phụ thuộc phần lớn vào vận chuyển cho thương mại, bao gồm cả nhập khẩu hàng hóa thiết yếu.

Các tác động của tổng hợp các yếu tố kinh tế-xã hội-địa chính trị đến hiệu quả vận tải biển cũng như của vận tải biển đến kinh tế xã hội và an ninh quốc gia, khu vực và toàn cầu có thể bao gồm: khoảng cách địa lý, khả năng kết nối với các thị trường chính, giá trị và chủng loại hàng hóa, sự phụ thuộc vào hàng hải, chi phí vận tải, an ninh lương thực, ứng phó với thiên tai, hiệu quả về phát triển kinh tế xã hội.

Ngành vận tải biển toàn cầu đang đứng trước tổ hợp của nhiều thách thức lớn mà trong quá khứ thường chỉ xảy ra theo nhóm nhỏ hoặc đơn lẻ: Ví dụ, cú sốc vì dịch bệnh COVID-19 và sự gián đoạn khó lường vì chính sách phong tỏa tạm thời và ngay lập tức của các quốc gia, biến đổi khí hậu, biến động địa chính trị, an ninh hàng hải, giá năng lượng tăng mạnh, cảng bến ách tắc, đình công trong ngành vận tải…đang tạo ra cuộc “khủng hoảng” logistics trong vận tải biển. Để giải quyết nguy cơ về sự rối loạn lâu dài cũng như để đạt được mục tiêu hàng hải bền vững, Ban thư ký Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã khởi xướng một dự án nhằm cải thiện tính sẵn có của dữ liệu về chi phí vận tải biển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đánh giá đa chiều trong tương lai.

IMO đặt mục tiêu thiết lập và triển khai mô hình hóa các yếu tố trong vận tải biển xuyên Thái Bình Dương, với các giả định về chi phí vận tải hoặc sự thay đổi trong các mô hình kết nối. Các mô hình này nếu được khai thác tốt sẽ trở thành nền tảng của một hệ thống giám sát liên tục và thu thập dữ liệu về chi phí vận tải biển ở khu vực Thái Bình Dương cũng như các tác động của vận tải biển đến các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hoạt động này sẽ được thực hiện bởi MTCC-Pacific, một trung tâm chuyên môn do IMO thành lập như một phần của Mạng MTCC Toàn cầu (GMN) và được tổ chức bởi Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC) và Ban Thư ký Chương trình Môi trường Khu vực Thái Bình Dương (SPREP).

Để đảm bảo rằng các kết quả của dự án là minh bạch và không mang tính chỉ định chính sách, một loạt các tổ chức, thể chế và nguồn lực có kinh nghiệm và chuyên môn liên quan, bao gồm cả UNCTAD, sẽ tham gia.

Kết quả chính của dự án này sẽ là một Nghiên cứu về dữ liệu chi phí vận tải biển ở khu vực Thái Bình Dương sẽ được đệ trình lên Ban Thư ký IMO trước ngày 1 tháng 10 năm 2022.

Dự án cũng dự kiến ​​sẽ xác định và bắt đầu mối quan hệ đối tác lâu dài hoặc cấu trúc có thể có để thu thập và chia sẻ liên tục dữ liệu chi phí vận tải biển và các số liệu thống kê liên quan khác cho Pacific SIDS. Dự án cũng được kỳ vọng sẽ nâng cao hiểu biết về các yếu tố quyết định giá cước hàng hải trong khu vực Thái Bình Dương.

Dự án được tài trợ bởi IMO GHG-TC Trust Fund.

Các bên liên quan quan tâm có thể liên lạc với Ban Thư ký IMO (ghg@imo.org) để biết thêm thông tin.
Nguồn: VITIC (Trích từ Báo cáo logistics trong xuất khẩu một số mặt hàng và các quy định, chính sách liên quan)


Tin tức liên quan

Bộ Giao thông vận tải Malaysia quyết định Cảng Klang phải thông quan hàng hóa container trong vòng 3 ngày để tránh ách tắc
Bộ Giao thông vận tải Malaysia quyết định Cảng Klang phải thông quan hàng hóa container trong vòng 3 ngày để tránh ách tắc

Bộ Giao thông vận tải Malaysia đã ra quyết định kể từ ngày 01/5/2022 trong thời gian 3 ngày kể từ lúc cập cảng Klang hàng hóa phải được làm thủ tục thông quan xong. Điều này sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của Cảng Klang và ngăn các container lưu hàng tại bãi.

Các cảng biển Việt Nam trong kế hoạch các tuyến mới nối châu Á- Bắc Mỹ của Maersk và MSC năm 2022
Các cảng biển Việt Nam trong kế hoạch các tuyến mới nối châu Á- Bắc Mỹ của Maersk và MSC năm 2022

Maersk và MSC có kế hoạch khai trương tuyến mới nối giữa Châu Á và Bờ Đông nước Mỹ vào năm 2022 với tên gọi Palmetto của MSC và TP23 của Maersk, nhằm nâng cao độ tin cậy của lịch trình.

Ngành dệt may tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 39 - 40 tỷ USD
Ngành dệt may tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 39 - 40 tỷ USD

6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,6% so với cùng kỳ 2022. Các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm mọi giải pháp giữ chân người lao động, giữ chân khách hàng…


Đã thêm vào giỏ hàng