Lưu ý mới đối với doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm tươi sống sang Indonesia

Bộ Nông nghiệp Indonesia vừa có thông báo yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thực phẩm tươi sống (Fresh Food of Plant Origin-FFPO) bổ sung thêm một số thông tin khi tiến hành thực hiện khai báo Thông báo trước (Prior Notice) đối với các lô hàng xuất khẩu vào nước này với hiệu lực thực hiện từ 10/05/2022.

Các thông tin yêu cầu khai báo bổ sung bao gồm:
1. Thông tin về doanh nghiệp nhập khẩu
2. Số, ngày cấp và nơi cấp Chứng nhận vệ sinh dịch tễ
3. Tên phòng kiểm nghiệm thực phẩm đã được phía Indonesia phê duyệt
4. Số chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis-COA)

Việc kê khai Thông báo trước với các nội dung thông tin bổ sung nêu trên  phải được công ty xuất khẩu hoặc đại diện của công ty xuất khẩu tại nước xuất xứ thực hiện  theo phương thức trực tuyến (online) thông qua hệ thống Thông báo trước trước khi lô hàng đến cảng Indonesia tại trang thông tin điện tử https://notice.karantina.pertanian.go.id/

Theo qui định của Indonesia, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hàng FFPO vào Indonesia phải thực hiện Thông báo trước (Prior Notice) và phải kèm theo Chứng nhận phân tích (COA) do một trong 10 Phòng kiểm nghiệm Việt Nam đã được phía Indonesia phê duyệt.

Doanh nghiệp Việt Nam có khó khăn  (nếu có) khi thực hiện quy định bổ sung mới của Indonesia có thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Indonesia để có sự hỗ trợ (Email: Id@moit.gov.vn)

 Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Indonesia


Tin tức liên quan

Indonesia là thị trường dẫn đầu nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
Indonesia là thị trường dẫn đầu nhập khẩu ô tô nguyên chiếc

Ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là Indonesia: 9.314 chiếc; Thái Lan: 7.102 chiếc; Trung Quốc: 1.347 chiếc.

Hơn 28 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11
Hơn 28 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 (từ ngày 1-15/11) đạt 28,4 tỷ USD, giảm 6,3% (tương ứng giảm 1,91 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2022.

Các giải pháp của IATA nhằm tăng cường quản lý rủi ro và khả năng phục hồi của ngành hàng không toàn cầu
Các giải pháp của IATA nhằm tăng cường quản lý rủi ro và khả năng phục hồi của ngành hàng không toàn cầu

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) hiện đại diện cho khoảng 290 hãng hàng không, chiếm 83% lưu lượng hàng không toàn cầu.


Đã thêm vào giỏ hàng