Một số câu hỏi về quy tắc xuất xứ hàng hóa của Hiệp định RCEP

RCEP đã mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. 

Dưới đây là một số câu hỏi giải đáp trong quy tắc xuất xứ hàng hóa của Hiệp định RCEP

1. Có những cách nào xác định hàng hóa có xuất xứ?
Trả lời:
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước thành viên
- Hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ các nước thành viên trong khối RCEP
- Hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng Danh mục Quy tắc xuất xứ hàng hóa được nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT

2. Nguyên tắc cộng gộp được áp dụng như thế nào trong Hiệp định RCEP?
Trả lời:
- Kể từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, các nước thành viên chỉ áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong khối RCEP.
- Trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các nước thành viên RCEP tiếp tục đàm phán cộng gộp toàn phần và sẽ quyết định áp dụng hay không áp dụng sau khi đàm phán.

3. Công đoạn gia công chế biến đơn giản áp dụng trong trường hợp nào?
Trả lời:

Công đoạn gia công chế biến đơn giản không áp dụng đối với trường hợp xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ trong khối RCEP.
Công đoạn gia công chế biến đơn giản áp dụng đối với các mặt hàng sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ.

4. Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực được sử dụng trong Hiệp định RCEP có sự khác biệt với các Hiệp định ATIGA và ASEAN+1 không?
Trả lời:
Không có sự khác biệt. Theo đó, doanh nghiệp được quyền lựa chọn một trong hai công thức tính hàm lượng giá trị khu vực trực tiếp hoặc gián tiếp.

5. Điều khoản De Minimis được áp dụng như thế nào?
Trả lời:

- Đối với hàng hóa thuộc Chương 01 đến Chương 97 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trị giá của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ để sản xuất ra hàng hóa và không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa đó.
- Đối với hàng hóa thuộc Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trọng lượng của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ để sản xuất ra hàng hóa và không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa không vượt quá 10% tổng trọng lượng của hàng hóa.

6. Làm thế nào để xác định hàng hóa xuất khẩu sang một nước thành viên RCEP áp dụng mức thuế khác biệt?
Trả lời:

Hiện nay, có 7 nước áp dụng điều khoản khác biệt thuế trong Hiệp định bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin và Việt Nam. Để xác định hàng hóa xuất khẩu sang một trong bảy nước này áp dụng mức khác biệt thuế, cần phải tra biểu thuế nhập khẩu của bảy nước thành viên này áp dụng đối với các nước thành viên còn lại.

7. Cách xác định nước xuất xứ RCEP như thế nào?
Khi xuất khẩu sang các nước RCEP có áp dụng điều khoản khác biệt thuế như Trung Quốc, Hàn Quốc, …, trước tiên, doanh nghiệp Việt Nam cần tra cứu danh mục các mặt hàng thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT của các nước RCEP áp dụng khác biệt thuế.
Nếu đáp ứng các yêu cầu được quy định đối với các mặt hàng trong Phụ lục IV của các nước RCEP áp dụng khác biệt thuế, nước xuất xứ chính là nước thành viên xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa thuộc diện khác biệt thuế nhưng không nằm trong Phụ lục IV nói trên, cách xác định nước xuất xứ RCEP thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 05/2022/TT-BCT.

8. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên RCEP?
Trả lời:

Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên RCEP, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu.
Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, cơ quan hải quan Việt Nam xem xét chấp nhận C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện của các nước thành viên RCEP.

9. C/O mẫu RCEP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên RCEP có được xem xét cấp trước ngày Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực không?
Trả lời:

Cơ quan, tổ chức cấp C/O của Việt Nam xem xét cấp C/O mẫu RCEP sang các nước thành viên RCEP kể từ khi Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực vào ngày 04 tháng 4 năm 2022.
Đối với các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên RCEP trước ngày Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O của Việt Nam xem xét cấp hồi tố C/O mẫu RCEP kể từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2022 và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu.

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)


Tin tức liên quan

Hàn Quốc tăng cường đội tàu trung chuyển
Hàn Quốc tăng cường đội tàu trung chuyển

Tổng công ty kinh doanh đại dương Hàn Quốc Seoul (KOBC) lên kế hoạch hỗ trợ tài chính cho 20 tàu trung chuyển mới cho tuyến đường Hàn Quốc- Nhật Bản.

Lưu ý về phân loại gạo khi xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu
Lưu ý về phân loại gạo khi xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu

Trong thống kê thương mại nói chung và các nước Bắc Âu nói riêng, các loại gạo khác nhau không được phân biệt. Mã số thương mại chủ yếu dựa trên các sản phẩm gạo chế biến khác nhau: chưa qua chế biến (thóc), gạo lứt (đã tách vỏ trấu), gạo trắng (đã xay xát) và gạo tấm.

IMO cải tiến quản lý dữ liệu, đánh giá và dự báo chi phí vận tải biển ở Thái Bình Dương
IMO cải tiến quản lý dữ liệu, đánh giá và dự báo chi phí vận tải biển ở Thái Bình Dương

Chi phí vận tải đặc biệt quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương, nơi có các quốc gia và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và những quốc gia đang phải đối mặt với chi phí vận chuyển và thương mại tương đối cao, phụ thuộc phần lớn vào vận chuyển cho thương mại, bao gồm cả nhập khẩu hàng hóa thiết yếu.


Đã thêm vào giỏ hàng