Một số lưu ý với các nhà quản lý chuỗi cung ứng năm 2022

Năm 2021 là một trong những năm khó khăn nhất được ghi nhận đối với chuỗi cung ứng của thế giới nói chung và hai thị trường Úc và New Zealand, kết thúc với việc các kệ hàng trống trơn trong các siêu thị do thiếu lao động và các gián đoạn chuỗi cung ứng khác.

Các nhà quản lý chuỗi cung ứng có thể thấy nhiều điều tương tự vào năm 2022. Tuy nhiên, một số xu hướng, chẳng hạn như tăng cường đầu tư cho kỹ thuật số (mua hoặc thuê lại), đang diễn ra nhanh hơn dự báo và cuối cùng có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế địa phương cũng như góp phần đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu.

Dưới đây là những chủ đề quan trong đối với các nhà quản lý chuỗi cung ứng trong năm nay:

(1) Chi phí vận chuyển luôn ở mức cao

Bất kỳ ai đang tìm cách giảm chi phí vận chuyển tăng cao trong thời gian ngắn đều có thể thất vọng. Việc kéo dài thời gian trì hoãn hàng hóa và giá cước vận chuyển theo hình xoắn ốc sẽ kéo dài đến năm 2022, với các sự kiện như Tết Nguyên đán và Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng.

Theo Ian Henderson, Giám đốc điều hành của Australia Vinegar, kể từ năm 2020, giá cước vận chuyển đường biển từ châu Âu đã tăng 400%. Vận chuyển đường biển đi Mỹ cũng tăng mạnh.

Carlos Villazon, giám đốc điều hành của nhà cung cấp dịch vụ logistics Stelno Group có trụ sở tại Sydney, cho biết thực tế là việc định giá vận tải hàng hóa của các hãng tàu không được kiểm soát ở Úc đang làm tăng thêm áp lực về giá cước.

Do Úc và New Zealand chỉ đại diện cho một tuyến đường thương mại tương đối nhỏ cho các hãng tàu toàn cầu, họ có mức độ ưu tiên thấp về phân bổ năng lực.

Chi phí vận chuyển cao có khả năng gây ra các tác động phụ trong chuỗi cung ứng - chẳng hạn như rút ngắn thời hạn tín dụng, làm căng thẳng thêm dòng tiền.

Villazon khuyên người mua nên đảm bảo sự đa dạng trong các làn đường thương mại hơn là tìm nguồn cung cấp cùng một sản phẩm độc quyền từ một quốc gia.

(2) Hồi hương sản xuất

Một cuộc khảo sát của PROS vào năm 2021 cho thấy 55% các nhà sản xuất Úc có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất sang Úc vào năm 2023.

Đây có thể là một trong những xu hướng chính của năm 2022 vì giá vận chuyển hàng hóa trong nước đã tăng ít hơn so với giá cước quốc tế. Trong điều kiện làm việc khó khăn đối với tài xế, các nhà quản lý chuỗi cung ứng  nội chưa phải bận tậm nhiều đến chi phí vận chuyển hàng hóa nội địa vì giá đang tăng lên, nhưng không giống như giá quốc tế.

Người mua hàng trong nước có thể trả thêm vài % để đảm bảo hàng được giao cho họ đúng hạn,  phần chi phí này sẽ được dùng để thiết lập chuỗi cung ứng trong nước với thời gian giao hàng sớm hơn, đôi khi chỉ là hai ngày so với việc phải chờ đợi sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng bên ngoài có khi lên đến 14 tuần.

(3) Tăng mức tồn kho

Giống như nhiều tổ chức khác, Australian Vinegar đang giữ mức dự trữ thành phẩm và nguyên liệu thô cao hơn bình thường. Henderson cho biết: “Điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng tiền, nhưng chúng tôi chỉ đơn giản là phải đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu.

Một trong những tác động mạnh mẽ của xu hướng này là sự thiếu hụt các pallet CHEP tiêu chuẩn hóa.

(4) Sự thiếu hụt nhân viên

Có trụ sở tại Úc trong khu vực tương đối an toàn dịch bệnh đã đảm bảo rằng Australian Vinegar phần lớn tránh được tình trạng thiếu lao động nhưng không đồng nghĩa với việc phần lớn lao động đã quay trở lại thị trường và tiếp tục ổn định trong năm 2022.

Nhiều nhà máy tại Úc sẽ tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động và nguyên liệu thô, và điều này sẽ tiếp tục làm gián đoạn đáng kể thời gian giao hàng. Các chuyên gia trong ngành khuyến nghị các nhà quản lý chuỗi cung ứng đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ có đủ nhân viên được đào tạo để hướng dẫn khách hàng vượt qua sự gián đoạn của đại dịch.

(5). Tăng kỳ vọng xung quanh việc mua sắm và cung ứng

Madhav Durbha, phó chủ tịch phụ trách chiến lược chuỗi cung ứng của công ty phần mềm Coupa, tin rằng chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng trong hai năm qua đã làm tăng kỳ vọng về những gì mà hoạt động mua sắm có thể đạt được.

Một vấn đề đáng chú ý là khả năng đảm bảo tính tuân thủ và quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng hiện đại. Các công ty báo cáo kết quả khả quan trong việc kiểm tra các nhà cung cấp cấp 1 của họ, nhưng chưa đáp ứng đủ thách thức trong việc khai thác sâu vào mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng logistics sẽ chú ý nhiều hơn đến khả năng hiển thị của mạng lưới mở rộng hơn ra bên ngoài phạm vi các nhà cung cấp cấp 1. Để làm được điều này, họ buộc phải thiết lập và tăng cường việc áp dụng các quy trình kỹ thuật số- chìa khóa để đảm bảo tính tuân thủ của tất cả các tác nhân trong chuỗi.

(6).Tăng cường năng lực số hóa:

Áp lực từ các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và các bên liên quan lên các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) có thể dẫn đến việc tăng cường đầu tư vào kỹ thuật số.

Trong quá khứ, vai trò “văn phòng hỗ trợ” đã bị bỏ quên trong quá trình hiện đại hóa để chuyển sang các bộ phận tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, các giải pháp nhân sự hoặc giải pháp tài chính như ERP.

Nâng cao năng lực kỹ thuật số trong việc hiện đại hóa các quy trình và thúc đẩy quyền truy cập vào dữ liệu thúc đẩy tập trung đổi mới công nghệ trong các chuỗi cung ứng. Năm 2022, mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục giữ thế thượng phong và chuỗi cung ứng được số hóa có vai trò quan trọng cho việc tái cấu trúc và đổi mới các giao thức thương mại tại Australia.

Nguồn: VITIC (trích từ báo cáo Thị trường logistics Australia và New Zealand, số tháng 01/2022). Vui lòng tải báo cáo để có thông tin chi tiết. 


Tin tức liên quan

Rốt ráo triển khai loạt đề án lập quy hoạch cảng cạn, nhóm cảng biển
Rốt ráo triển khai loạt đề án lập quy hoạch cảng cạn, nhóm cảng biển

Cục Hàng hải VN đang triển khai xây dựng 3 đề án lập quy hoạch cảng cạn, nhóm cảng biển, vùng đất, vùng nước...

Cơ hội xuất khẩu sang Nigeria
Cơ hội xuất khẩu sang Nigeria

Với số dân khoảng 200 triệu người, đứng đầu Châu Phi và xếp thứ 7 trên thế giới về dân số, Nigeria là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam tại khu vực Tây Phi. Nền nông nghiệp và công nghiệp chưa thực sự phát triển buộc quốc gia này phải nhập khẩu khoảng 90% lượng hàng hóa để phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Làm gì để Việt Nam thành trung tâm logistics mới của khu vực?
Làm gì để Việt Nam thành trung tâm logistics mới của khu vực?

Việt Nam có cơ hội thành một "hub logistics" mới của khu vực nhưng cần giải bài toán chính sách, hạ tầng, nhân lực để thành hiện thực.


Đã thêm vào giỏ hàng