Năm 2022 hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam tăng 4%

Năm 2022, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt hơn 733 triệu tấn, tăng 4% so với năm ngoái.

Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang, trong năm 2022, mặc dù hoạt động hàng hải vẫn chịu nhiều tác động của dịch Covid-19, song tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2022 vẫn ước đạt hơn 733,18 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021. Trong đó, hàng nội địa đạt 342,79 tấn, tăng 12% so với năm 2021. Riêng khối lượng hàng container thông qua cảng biển năm 2022 ước đạt 25,09 triệu TEUs, tăng 5% so với năm 2021.

Tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển ước đạt 128,7 triệu tấn, giảm 13% so với năm 2021; trong đó, sản lượng hàng container của đội tàu biển Việt Nam đạt 2,76 triệu Teus, giảm 5% so với năm trước.

Đáng chú ý, đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam hiện vẫn đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời,... Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam vận tải tăng 10% (khoảng 1,29 triệu tấn) so với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng cao, chủ yếu vận tải các tuyến như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu. Nhiều doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam đã ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận tăng do nguồn hàng vận tải và giá cước tăng trong đầu năm 2022.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, 4% là mức tăng trưởng thấp nhất so với vài năm trở lại đây dù Việt Nam đã bước sang tình hình mới sau dịch Covid-19. Đặc biệt, hàng hóa nhập khẩu đã giảm 2% so với năm ngoái.Mức độ tăng trưởng chậm của hàng hóa qua cảng do nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân chính là hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu thời gian qua của các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự phục hồi trở lại.

Ngoài ra, chính sách Zero Covid của Trung Quốc - thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam cũng gây ảnh hưởng ít nhiều tới các doanh nghiệp tham gia thị trường này; trong đó có các doanh nghiệp vận tải biển. Còn công suất của các cảng biển và vận tải biển vẫn hoạt động tăng cường và tích cực.

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan


Tin tức liên quan

Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu sang Anh kể từ ngày 1/1/2023 cần lưu ý gì?
Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu sang Anh kể từ ngày 1/1/2023 cần lưu ý gì?

Ông Nguyễn Cảnh Cường - Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh - cho biết: Kể từ ngày 1/1/2023, hầu hết sản phẩm công nghiệp của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh buộc phải dán nhãn UKCA thay vì nhãn CE như trước đây.. UKCA là nhãn hiệu chứng nhận hợp chuẩn theo tiêu chuẩn Anh. Nhãn hiệu này rất quan trọng đối với những doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm chế tạo sang thị trường nước này.

Công nghệ và tính bền vững dẫn dắt xu hướng của thị trường chuỗi cung ứng lạnh trong thời gian tới
Công nghệ và tính bền vững dẫn dắt xu hướng của thị trường chuỗi cung ứng lạnh trong thời gian tới

Ngày nay, bối cảnh thị trường biến động mạnh và khó lường hơn, do cả yếu tố địa chính trị, kinh tế và thời tiết cực đoan, buộc các nhà cung cấp dịch vụ logistics có kiểm soát nhiệt độ phải đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, địa điểm và tự động hóa để giảm bớt căng thẳng chuỗi cung ứng và cải thiện mức độ đáng tin cậy cho dịch vụ của mình.

Chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến Châu Âu đã tăng hơn sáu lần trong một năm
Chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến Châu Âu đã tăng hơn sáu lần trong một năm

Chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến châu Âu đã tăng hơn sáu lần trong vòng một năm, đạt mức cao kỷ lục do: tình trạng thiếu container rỗng vì đại dịch COVID-19 và xung đột địa chính trị đang làm gián đoạn thương mại toàn cầu, đẩy chi phí nhiên liệu lên cao


Đã thêm vào giỏ hàng