Người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm về việc đóng gói như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, thì trách nhiệm của người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm trong đóng gói vận chuyển như sau:

 

  • Đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì, thùng chứa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại hàng hoá nguy hiểm theo quy định.
  • Bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa, có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này
  • Lập ít nhất 04 bộ hồ sơ về hàng hoá nguy hiểm cần vận chuyển (01 bộ gửi người vận tải hàng hóa nguy hiểm; 01 bộ gửi người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm; 01 bộ gửi người lái xe hoặc thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa; 01 bộ lưu người thuê vận tải). Hồ sơ bao gồm: Giấy gửi hàng ghi rõ: tên hàng hoá nguy hiểm, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất; họ và tên, địa chỉ của người thuê vận tải và người nhận hàng.
  • Thông báo bằng văn bản cho người vận tải về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố kể cả trong trường hợp có người áp tải.
  • Tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đối với người áp tải, người xếp, dỡ, người thủ kho theo quy định. Thực hiện lưu trữ hồ sơ tập huấn tối thiểu 05 năm. Cử người áp tải nếu hàng hoá nguy hiểm có quy định bắt buộc có người áp tải.

Nguồn: QUY ĐỊNH DANH MỤC HÀNG HOÁ NGUY HIỂM, VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ NGUY HIỂM BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM TRÊN ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA


Tin tức liên quan

Làm gì để Việt Nam thành trung tâm logistics mới của khu vực?
Làm gì để Việt Nam thành trung tâm logistics mới của khu vực?

Việt Nam có cơ hội thành một "hub logistics" mới của khu vực nhưng cần giải bài toán chính sách, hạ tầng, nhân lực để thành hiện thực.
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI giảm hơn 41 tỷ USD
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI giảm hơn 41 tỷ USD

Tính từ đầu năm đến 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ đạt 236,81 tỷ USD, giảm 14,8% (tương ứng giảm 41,19 tỷ USD) so với cùng kỳ 2022.
6 giải pháp tại Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030
6 giải pháp tại Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030

Quyết định 1445/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp.

Đã thêm vào giỏ hàng