Nhập khẩu hàng hóa giảm hơn 37 tỷ USD

Nhiều nhóm hàng nhập khẩu chủ lực như: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị… có kim ngạch giảm hàng tỷ USD.

Theo Tổng cục Hải quan kỳ 1 tháng 7 (1-15/7), tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam đạt 13,38 tỷ USD, tăng 5,7% (tương ứng tăng 719 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 6/2023.

Kim ngạch tăng trưởng kỳ này chủ yếu ở một số nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 599 triệu USD, tương ứng tăng 19,3%; thức ăn gia súc các loại tăng 153 triệu USD, tăng gấp 2 lần; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 96 triệu USD, tương ứng tăng 5,9%...

Tuy vậy, từ đầu năm đến 15.7, dữ liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước vẫn giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, tính đến hết 15/7/2023, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 165,2 tỷ USD, giảm 18,4% (tương ứng giảm 37,21 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, các nhóm hàng chủ lực giảm hàng tỷ USD như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 7,3 tỷ USD, tương ứng giảm 65,4%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 4,98 tỷ USD, tương ứng giảm 10,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 3,45 tỷ USD, tương ứng giảm 14%...

Như vậy, riêng 3 nhóm hàng trên chiếm đến gần 42,3% trong tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu bị sụt giảm của cả nước.

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Xuất khẩu dệt may sang Bắc Âu: Lưu ý các quy định mới từ nhãn sinh thái
Xuất khẩu dệt may sang Bắc Âu: Lưu ý các quy định mới từ nhãn sinh thái

Các quy định về nhãn sinh thái được các thị trường Bắc Âu áp dụng có thể tác động đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này.

Hãng tàu ONE khai trương tuyến xuyên Á mới đi qua cảng Cát Lát của Việt Nam
Hãng tàu ONE khai trương tuyến xuyên Á mới đi qua cảng Cát Lát của Việt Nam

Hãng vận tải biển Ocean Network Express (ONE) có trụ sở chính tại Singapore đã công bố khai trương tuyến mới Korea China Straits 2 (KCS2).

Lưu ý về phân loại gạo khi xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu
Lưu ý về phân loại gạo khi xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu

Trong thống kê thương mại nói chung và các nước Bắc Âu nói riêng, các loại gạo khác nhau không được phân biệt. Mã số thương mại chủ yếu dựa trên các sản phẩm gạo chế biến khác nhau: chưa qua chế biến (thóc), gạo lứt (đã tách vỏ trấu), gạo trắng (đã xay xát) và gạo tấm.


Đã thêm vào giỏ hàng