Nhập khẩu máy vi tính từ Hàn Quốc vượt Trung Quốc

Hết tháng 9, Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc để trở thành thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất của Việt Nam.

Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, hết tháng 9, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 38,23 tỷ USD. Quốc gia Đông Á này vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam với tỷ trọng 16,1% nhưng so với cùng kỳ năm ngoái kim ngạch giảm mạnh tới 20,5%.

Một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc giảm sâu do mặt hàng điện thoại và linh kiện. Hết tháng 9 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Hàn Quốc chỉ đạt 423 triệu USD, tương đương khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm ngoái đạt tới 8,35 tỷ USD).

Ngược với nhóm hàng trên, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu từ Hàn Quốc lại có mức tăng khá với kim ngạch đạt 20,17 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này giúp Hàn Quốc vượt Trung Quốc để trở thành thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất của Việt Nam.

Ngoài 2 nhóm hàng trên, máy móc thiết bị cũng là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn từ Hàn Quốc với kim ngạch đạt 4,18 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái…

Chiều ngược lại, xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc hết tháng 9 đạt 17,666 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 6,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Hết tháng 9, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ). Trong quan hệ thương mại với Hàn Quốc, Việt Nam có thâm hụt lớn với con số nhập siêu lên đến hơn 20,56 tỷ USD.

Nguồn: Hải Quan Online


Tin tức liên quan

Một số quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu
Một số quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu

Theo Quy định về phân loại, ghi nhãn và đóng gói các chất nguy hiểm (CLP) Quy định (EC) 1272/2008, nhãn của các chất nguy hiểm phải ghi rõ tên của chất đó; nguồn gốc xuất xứ của chất, cụ thể tên, địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối; biểu tượng nguy hiểm và dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng chất đó; và một tham chiếu đến những rủi ro đặc biệt phát sinh từ những mối nguy hiểm như vậy.

Một số quy định về nhãn mác dệt may bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu
Một số quy định về nhãn mác dệt may bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu

Hàng dệt may đưa vào thị trường châu Âu phải được dán nhãn theo Quy định Dệt may về tên sợi cũng như việc ghi nhãn và đánh dấu liên quan đến thành phần sợi của các sản phẩm dệt may. Mục đích của luật pháp là hài hòa hóa trong Liên minh châu Âu và để công dân đưa ra lựa chọn sáng suốt.

Ngành dệt may tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 39 - 40 tỷ USD
Ngành dệt may tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 39 - 40 tỷ USD

6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,6% so với cùng kỳ 2022. Các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm mọi giải pháp giữ chân người lao động, giữ chân khách hàng…


Đã thêm vào giỏ hàng