Nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia tăng 105,6%

Xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 7 cả nước nhập khẩu 922 nghìn tấn xăng dầu các loại, giảm 11,8% so với tháng trước; tổng kim ngạch đạt 725 triệu USD, giảm 3,7%.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 6,13 triệu tấn xăng dầu các loại, với tổng kim ngạch 4,88 tỷ USD, tăng 12,7% về lượng, nhưng giảm 14,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, hai mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là dầu diesel và xăng. Cụ thể, lượng dầu diesel nhập về đạt 3,35 triệu tấn, tăng 6,2%, chiếm 55% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước; xăng nhập về đạt 1,28 triệu tấn, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 21% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước.

Việt Nam nhập khẩu xăng dầu các loại chủ yếu ở các thị trường châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan…

Trong đó, lượng nhập khẩu ở Hàn Quốc Singapore và Malaysia tăng mạnh nhưng giảm ở thị trường Thái Lan.

7 tháng đầu năm Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất với 2,46 triệu tấn, tăng 13,5%.

Tiếp đến là: Singapore đạt 1,55 triệu tấn, tăng 105,6%; Malaysia đạt 1,03 triệu tấn, tăng 26,7%.

Trong khi đó nhập khẩu từ Thái Lan chỉ là 528 nghìn tấn, giảm 25%.

Với 5,568 triệu tấn, riêng 4 thị trường chủ lực ở châu Á chiếm đến 90,8% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước trong 7 tháng đầu năm.

Nguồn: Cục Hải Quan


Tin tức liên quan

Xuất nhập khẩu bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng mới
Xuất nhập khẩu bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu của Việt Nam 5 tháng đầu năm đã tìm lại đà tăng trưởng báo hiệu những sự hồi phục mới đáng khích lệ cho quý II/2023.

Chuyển đổi từ JIT sang JIC: Dịch vụ kho bãi sẽ lên ngôi ở các thị trường đích?
Chuyển đổi từ JIT sang JIC: Dịch vụ kho bãi sẽ lên ngôi ở các thị trường đích?

Gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài và theo sau là hàng loạt hệ lụy từ cả phía cung và phía cầu khiến nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển từ mô hình “Đúng thời điểm” (JIT-Just in Time) vốn được sử dụng để tối ưu hóa nguồn lực và chi phí sang mô hình “chiến lược phòng bị” (JIC-Just in case) để tăng tính chủ động. 

EU gỡ bỏ kiểm soát một số mặt hàng rau gia vị của Việt Nam
EU gỡ bỏ kiểm soát một số mặt hàng rau gia vị của Việt Nam

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức ban hành Quy định (EU) 2023/174 sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số hàng hóa được nhập khẩu vào EU.


Đã thêm vào giỏ hàng