Nhập siêu 4 tỷ USD từ Thái Lan

Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Đông Nam Á và nước ta cũng nhập siêu lớn từ quốc gia này.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 7, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 4,17 tỷ USD tăng 18,3% so với cùng kỳ 2021.

Trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có 9 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên.

3 nhóm hàng dẫn đầu là: điện thoại các loại và linh kiện, đạt 545,3 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 514,8 triệu USD, tăng 61,9%, chiếm 12,3%; dầu thô đạt 383,4 triệu USD, tăng 62,6%, chiếm 9,1%.

Ngoài ra, các nhóm hàng có kim ngạch tăng trưởng cao như: sản phẩm hóa chất tăng 98,7%; giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 92,9%; phân bón các loại tăng 305,9%; than các loại tăng 132,3%...

Chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam là gần 8,2 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ 2021.

Các nhóm hàng nhập khẩu đáng chú ý như: ô tô nguyên chiếc; xăng dầu; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… với kim ngạch hàng trăm triệu USD/nhóm hàng.

Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu với 935 triệu USD, tăng mạnh 43,4%.

Nhóm hàng đáng chú ý khác là ô tô nguyên chiếc khi Thái Lan tiếp tục dẫn đầu thị phần nhập khẩu của nước ta. 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 31.798 xe, kim ngạch 634,4 triệu USD, dù vậy, kết quả này thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ 2021 (cùng kỳ đạt 47.493 xe và 890 triệu USD).

Như vậy, 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu hơn 4 tỷ USD từ Thái Lan.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Tin tức liên quan

Đòn bẩy phát triển vận tải thuỷ Việt Nam với Lào, Campuchia
Đòn bẩy phát triển vận tải thuỷ Việt Nam với Lào, Campuchia

Hợp tác toàn diện, phát triển vận tải với Lào

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (VN) cho biết, trong chương trình chuyến thăm chính thức nước CHDCND Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác, trong đó có bản Thỏa thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực GTVT đường thủy giữa Bộ GTVT Việt Nam và Bộ Công chính và Vận tải Lào.

Cách người Nhật dùng công nghệ để gỡ những nút thắt trong logistics dặm cuối hậu COVID-19
Cách người Nhật dùng công nghệ để gỡ những nút thắt trong logistics dặm cuối hậu COVID-19

Đặc điểm thị trường logistics dặm cuối tại Nhật Bản

Tiêu chuẩn của Nhật Bản đối với dịch vụ logistics dặm cuối rất cao. Tất cả mọi hoạt động tại dặm cuối (last mile), từ giao hàng đến đổi trả hàng, hỗ trợ lắp đặt, chăm sóc khách hàng, thậm chí cả phương thức giao hàng trên lề đường hay Mua hàng trực tuyến nhưng giao tại trạm/cửa hàng (BOPIS) đều phải hoàn hảo để khách hàng Nhật Bản luôn hài lòng.

Công nghệ và tính bền vững dẫn dắt xu hướng của thị trường chuỗi cung ứng lạnh trong thời gian tới
Công nghệ và tính bền vững dẫn dắt xu hướng của thị trường chuỗi cung ứng lạnh trong thời gian tới

Ngày nay, bối cảnh thị trường biến động mạnh và khó lường hơn, do cả yếu tố địa chính trị, kinh tế và thời tiết cực đoan, buộc các nhà cung cấp dịch vụ logistics có kiểm soát nhiệt độ phải đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, địa điểm và tự động hóa để giảm bớt căng thẳng chuỗi cung ứng và cải thiện mức độ đáng tin cậy cho dịch vụ của mình.


Đã thêm vào giỏ hàng