Những nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô” sang EU

Liên minh châu Âu (EU) là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt, nhiều nhóm hàng xuất khẩu của nước ta sang thị trường này đạt quy mô kim ngạch hàng tỷ USD.

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 8/2023, nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU đạt hàng tỷ USD.

Có thể kể đến như: điện thoại và linh kiện đạt 4,86 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. EU là một trong số ít những thị trường chủ lực mà nhóm hàng điện thoại đạt tăng trưởng dương.

Các nhóm hàng khác có kim ngạch lớn như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,83 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 3,78 tỷ USD; giày dép đạt 3,18 tỷ USD; dệt may đạt 2,66 tỷ USD…

Ngoài ra, nhóm hàng xuất khẩu khác có tăng trưởng ấn tượng ở thị trường EU là sắt thép với lượng đạt 2,31 triệu tấn, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sang thị trường EU trong 8 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 29 tỷ USD, dù giảm 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn chiếm 12,7% tổng kim ngạch cả nước.

Trong khi đó, 8 tháng đầu năm cả nước chi 9,74 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ EU, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 4,7% tổng kim ngạch cả nước.

Như vậy, trong quan hệ thương mại với EU nước ta đang đạt xuất siêu lớn với con số trong 8 tháng qua là gần 19,3 tỷ USD.

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Các tuyến, luồng thương mại và thị phần của các hãng tàu trên Biển Đen thay đổi thế nào trong 6 tháng qua
Các tuyến, luồng thương mại và thị phần của các hãng tàu trên Biển Đen thay đổi thế nào trong 6 tháng qua

Lưu lượng container của Nga đã giảm nhưng không nhiều; tuy nhiên các tuyến/luồng thương mại và thị phần của các hãng vận tải đang thay đổi rõ rệt. 

Nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia tăng 105,6%
Nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia tăng 105,6%

Xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.

EU đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu
EU đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu

Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.


Đã thêm vào giỏ hàng