Nối lại thông quan hàng hoá qua Cửa khẩu Ka Long

Cục Thương vụ và Quản lý cửa khẩu TP Đông Hưng (Trung Quốc) đã gửi thư trao đổi cho Ban Quản lý Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, trong đó thống nhất từ ngày 17/6/2022 khôi phục thông quan hàng chuỗi lạnh qua Cửa khẩu cầu Bắc Luân II và Lối mở Km3+4 Hải Yên; vận hành thử nghiệm hoạt động thông quan tại bến biên mậu Đông Hưng, thời gian hoạt động hàng ngày là 9 giờ-17 giờ (giờ Bắc Kinh), tức từ 8 giờ-16 giờ (giờ Hà Nội).

Thành phố Móng Cái đã xây dựng phương án kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo “Vùng xanh an toàn” cho hoạt động thông quan hàng hoá qua Cửa khẩu Ka Long (Việt Nam) - Bến biên mậu thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) nhằm thực hiện nghiêm thỏa thuận phòng chống dịch giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc); kịp thời khôi phục thông quan Cửa khẩu Ka Long làm tiền đề thúc đẩy quá trình khôi phục hoàn toàn và ổn định tại lối thông quan này.

Trước mắt, trong thời gian vận hành thử nghiệm, dự kiến có 40 đò tham gia mỗi ngày và chỉ có mặt hàng tinh bột sắn được thông quan.

Công tác kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo “Vùng xanh an toàn” được kiểm soát chặt chẽ. Tất cả các tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện phương án làm việc, ăn nghỉ tập trung trong khu vực cửa khẩu. Toàn bộ người vào khu vực cửa khẩu phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP còn giá trị trong vòng 48 giờ kể từ khi lấy mẫu bệnh phẩm hoặc thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên (test nhanh) cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 tại địa điểm lấy của tổ kiểm soát liên ngành; đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (tối thiểu từ 02 mũi trở lên); tuân thủ đầy đủ quy định “5K”.

Các đò vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) phải có đăng kiểm, đăng ký, gắn biển đặc thù Móng Cái, đăng ký kinh doanh, nộp thuế, phí với ngân sách, trang bị phòng dịch Covid-19, phòng cháy chữa cháy, không quá 2 người/đò khi vận chuyển hàng hóa; sử dụng logo thống nhất giữa TP Móng Cái (Việt Nam) và TP Đông Hưng (Trung Quốc), lắp đặt thiết bị định vị, giám sát quá trình hoạt động.

Thành phố bước đầu thí điểm lập danh sách 50 đò đủ điều kiện hoạt động của thành viên Hợp tác xã bốc xếp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa, bảo vệ môi trường và các điều kiện khác liên quan.

Giá dịch vụ được niêm yết công khai; thực hiện thu giá dịch vụ đã công khai, không tự ý nâng giá khi chưa có sự hiệp thương và chưa được sự đồng ý của thành phố; đảm bảo quyền lợi cho các chủ đò tham gia cùng Hợp tác xã trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

Như vậy, sau 3 năm tạm dừng, Cửa khẩu Ka Long, TP Móng Cái (Việt Nam) - Khu chợ bến biên mậu, TP Đông Hưng (Trung Quốc) đang từng bước trở lại thông quan hàng hóa.
Tham khảo: Báo cáo logistics trong xuất khẩu, số tháng 6/2022


Tin tức liên quan

Cảng Los Angeles (Mỹ) và cảng Quảng Châu (TQ) hợp tác về công nghệ kỹ thuật số và Hành lang Vận tải xanh
Cảng Los Angeles (Mỹ) và cảng Quảng Châu (TQ) hợp tác về công nghệ kỹ thuật số và Hành lang Vận tải xanh

Cảng Los Angeles (Hoa Kỳ) và Cảng Quảng Châu (Trung Quốc), đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác của họ. Các lĩnh vực hợp tác bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng kỹ thuật số, tạo Hành lang vận chuyển xanh xuyên Thái Bình Dương giữa hai cảng và các sáng kiến bền vững khác nhằm giảm lượng khí thải và khí nhà kính liên quan đến cảng.

Ngân hàng thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) hợp tác phát triển hạ tầng cảng biển toàn cầu
Ngân hàng thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) hợp tác phát triển hạ tầng cảng biển toàn cầu

Trong một báo cáo được công bố gần đây Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) đã trình bày một kế hoạch hành động chung để cải thiện cơ sở hạ tầng cảng toàn cầu nhằm phục vụ tốt hơn cho các công ty vận tải biển và các bên liên quan khác.

Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI giảm hơn 41 tỷ USD
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI giảm hơn 41 tỷ USD

Tính từ đầu năm đến 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ đạt 236,81 tỷ USD, giảm 14,8% (tương ứng giảm 41,19 tỷ USD) so với cùng kỳ 2022.


Đã thêm vào giỏ hàng