Phụ phí vận tải biển tiếp tục được nhiều hãng tàu điều chỉnh giảm

Tình hình kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục cho thấy những khó khăn trong sản xuất và thương mại trong tháng cuối năm 2022 và bên thềm năm mới 2023. Lạm phát khiến Chính phủ các nước thắt chặt tiền tệ, sản xuất và đầu tư chững lại, đơn đặt hàng từ các thị trường châu Âu, châu Mỹ giảm trong bối cảnh sức mua yếu, tồn kho cao, kéo theo suy giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến các thị trường tiêu thụ lớn này.

Nhu cầu vận chuyển giảm tác động trực tiếp đến giá cước và các loại phụ phí. Tính đến trung tuần tháng 12/2022, nhiều hãng tàu đã giảm phụ phí, thậm chí gộp chung luôn trong mức cước vận chuyển để báo giá thay vì báo tách rời giữa giá cước và phụ phí như trước kia. 

Ví dụ, theo niêm yết báo giá mới nhất của hãng tàu Yang Ming về việc điều chỉnh giá và phụ thu giá vận tải container quốc tế bằng đường biển tại cảng biển Việt Nam, ngoài mức giá cước vận tải biển cuối năm có phần sụt giảm, các mức giá phụ phí hãng tàu cũng có xu hướng giảm, đặc biệt là phụ phí xăng dầu.

  • Phụ phí xăng dầu khu vực Nam Á giảm từ 8 triệu/container 40 feet hồi tháng 10 xuống còn 6,5 triệu/container 40 feet từ tháng 11/2022.
  • Phụ phí xăng dầu khu vực Biển Đỏ từ 12,09 triệu/container 40 feed giảm còn 9,8 triệu đồng/container.
  • Phụ phí cho container 40 feed tại khu vực Biển Đỏ là 17,4 triệu đồng hồi tháng 10, nay giảm còn 14,2 triệu đồng.

Vào thời điểm giá cước vận tải cao, các hãng tàu thường tách phụ phí riêng khỏi giá cước, điều này giúp tạo "cảm giác" cho các chủ hàng rằng các phụ phí phát sinh là do "hoàn cảnh thị trường bắt buộc". Thông thường với các tuyến vận tải Việt Nam đi Trung Quốc, phụ phí THC (phụ phí xếp dỡ) khoảng 120 USD/cont 20 feet và 180 USD/cont 40 feet. Trong khi đó, phụ phí nhiên liệu cũng dao động khoảng 150-300 USD/cont 20 feet. Nhưng hiện nay nhiều hãng tàu đã gộp phụ phí và mức cước vận chuyển hàng từ Việt Nam sang một số cảng của Trung Quốc. Theo đó, giá cước được thông báo dao động khoảng hơn 100 USD/cont 20 feet.

Phụ phí do biến động giá nhiên liệu đang giảm nhanh chóng do các hãng tàu chuyển sang tiết kiệm chi phí nhiên liệu:

  • Phụ phí biến động giá nhiên liệu từ Bờ Tây Mỹ - Châu Á của Zim sẽ thấp hơn 32% trong Quý 1/2023 so với Quý 4/2022, giảm xuống còn 720 USD cho mỗi container 40 feet.
  • Mức phụ phí Bờ Tây Mỹ - Châu Á của Evergreen đạt đỉnh vào quý 3/2022 nhưng có thể giảm 41% trong thời gian tới.
  • Ở tuyến Bờ Đông Mỹ - Châu Á, phụ phí biến động giá nhiên liệu của hãng tàu Cosco sẽ giảm 21% từ quý 3/2022 đến Quý 1/ 2023, xuống còn 1.425 USD/FEU. Phụ phí của hãng CMA CGM được dự báo cũng sẽ giảm 21% từ quý 4/2022 đến quý 1/2023 xuống còn 1.098 USD/FEU.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo hoạt động logistics trong xuất khẩu một số mặt hàng tiêu biểu, số tháng 12/2022-miễn phí)


Tin tức liên quan

Các lưu ý mới khi xuất khẩu sang thị trường Algeria tránh phát sinh phí lưu kho bãi tại cảng
Các lưu ý mới khi xuất khẩu sang thị trường Algeria tránh phát sinh phí lưu kho bãi tại cảng

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria đã đạt 63,36 triệu USD, tăng 104,73% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm có cà phê, hạt tiêu, hàng thủy sản, sản phẩm hóa chất, hàng kim loại thường… Bên cạnh những cơ hội, thị trường Algeria cũng có một số rủi ro thương mại.

Xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD
Xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD

Năm 2023, cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp, với mức thặng dư ước đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022.

Làn sóng bổ sung tàu container mới có thể giúp hạ giá cước?
Làn sóng bổ sung tàu container mới có thể giúp hạ giá cước?

Nếu sự thiếu hụt năng lực vận chuyển trong vài năm qua để lại hậu quả rất rõ nét đối với nền kinh tế toàn cầu, thì tình trạng dư thừa có thể lại là mảng màu chủ đạo cho bức tranh thị trường vận tải container toàn cầu trong thời gian tới.


Đã thêm vào giỏ hàng