Quy định mới của EU về giấy chứng nhận ATTP

Quy định mới của EU về việc sửa đổi mẫu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các Lô hàng sản phẩm hỗn hợp có chứa thành phần nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật được nhập khẩu và quá cảnh vào EU.

Ngày 15 tháng 7 năm 2022, Ủy ban châu Âu ban hành Quy định thực hiện số (EU) 2022/1219 (Commission Implementing Regulation (EU) 2022/1219) về việc sửa đổi mẫu giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các Lô hàng sản phẩm hỗn hợp có chứa thành phần nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật được nhập khẩu và quá cảnh vào EU (chủ yếu liên quan đến sản phẩm hỗn hợp có chứa sữa).

Cụ thể EU sửa đổi mẫu Chứng nhận an toàn thực phẩm hỗn hợp được quy định tại Chương 50 và Chương 52 Phụ Lục III Quy định của EU số 2020/2235 về quy định Mẫu giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với sản phẩm hỗn hợp nhập khẩu và quá cảnh vào EU.

Mẫu Giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm hiện tại đối với các Lô hàng thực phẩm hỗn hợp quy định tại Chương 50 và 52 Quy định số số 2020/2235 vẫn tiếp tục được áp dụng đến ngày 15/4/2023 với điều kiện các Giấy chứng nhận kèm theo các Lô hàng đó được cấp trước ngày 15/1/2023.

Chi tiết các quy định tại đây

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU


Tin tức liên quan

IMO cải tiến quản lý dữ liệu, đánh giá và dự báo chi phí vận tải biển ở Thái Bình Dương
IMO cải tiến quản lý dữ liệu, đánh giá và dự báo chi phí vận tải biển ở Thái Bình Dương

Chi phí vận tải đặc biệt quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương, nơi có các quốc gia và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và những quốc gia đang phải đối mặt với chi phí vận chuyển và thương mại tương đối cao, phụ thuộc phần lớn vào vận chuyển cho thương mại, bao gồm cả nhập khẩu hàng hóa thiết yếu.

Vận chuyển xuyên Thái Bình Dương liệu có hình thành mặt bằng giá cước mới?
Vận chuyển xuyên Thái Bình Dương liệu có hình thành mặt bằng giá cước mới?

Giá cước vận chuyển container đường biển giữa Hoa Kỳ và châu Á sụt giảm do lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế

Giá nhiên liệu tăng tạo áp lực lớn lên chi phí logistics và chi tiêu dùng tại Nhật Bản
Giá nhiên liệu tăng tạo áp lực lớn lên chi phí logistics và chi tiêu dùng tại Nhật Bản

Giá dầu thô tăng đã đẩy chi phí vận chuyển và các chi phí logistics khác đồng loạt tăng (ví dụ như chi phí đóng gói, lưu kho, bảo quản hàng hóa) tại Nhật Bản, trong khi đồng yên yếu hơn đang làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu nói chung. Do đó, chỉ số giá tiêu dùng của nước này (không bao gồm thực phẩm tươi sống có biến động giá lớn) từ tháng 4/2022 đã tăng lên ngưỡng cao nhất trong 7 năm trở lại đây.


Đã thêm vào giỏ hàng